Hoàng Thành Huế được biết với tên gọi khác là Đại Nội, là vòng thành bảo vệ thứ 2 của Kinh Thành Huế, tác dụng bảo vệ các cung điện quan trọng cảu triều Nguyễn, các miếu thừ tổ tiên của nhà Nguyễn, và Tử Cấm Thành, nơi cho hoàng gia ở.
Ngoài khu vực Tử Cấm Thành, bên trong Hoàng Thành Huế ở vị trí trung tâm còn có một số khu vực khác với những chức năng riêng biệt, ngăn cách nhau bằng những bức tường gạch cao trên 2m, bao gồm:
Khu vực tiến hành các nghi thức triều chính trọng đại như Ngọ Môn, sân Đại Triều Nghi, điện Thái Hoà, khu vực thờ phụng tổ tiên và nơi ở của Thái hoàng Thái Hậu, Hoàng Thái Hậu, nơi cung ứng các sinh hoạt hoàng gia và là nơi học, vườn chơi của các hoàng tử.
Ngày nay, Hoàng Thành Huế trở thành một trong những điểm thu hút du khách thăm quan trong và ngoài nước, nhiều giới trẻ thích khám phá lịch sử triều đại Nguyễn ghé để tìm hiểu và lưu lại những tấm hình những khoảnh khắc ở chốn thiêng liêng này.
Theo ghi chép sử sách, Hoàng Thành Huế khởi công vào năm 1804 và hoàn thành năm 1833, có toàn bộ hệ thống cung điện với 147 công trình, nhà ở của quý tộc, quyền quý, đại sảnh,…
Với thiếu kế hình vuông, mỗi mề mặt dài 600m, Hoàng Thành xây dựng bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 hướng cửa ra vào. Khi đi du lịch Huế, du khách sẽ thấy cửa chính phía Nam là Ngọ Môn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Đông cửa Hiển Nhơn, phía Bắc có cửa Hoà Bình. Xung quành thành đều được đào các hồ nước, có cầu bắc qua và được đặt tên theo Kim Thuỷ.
Kiến trúc sư thiết kế Hoàng Thành Huế và cung điện một cách đối xứng, trục giữa bố trí các công trình dành cho vua. Các công trình hai bên bố trí chặt chẽ theo từng khu vực, theo nguyên tắc: “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Tại các khu vực miếu thờ các bậc vua chúa, những đời trước của triều Nguyễn cũng sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục”
Khi dạo quanh Hoàng Thành, bạn sẽ cảm tưởng như dạo giữa thiên nhiên, mát mẻ, trong lành, nhờ vào kiểu thiết kế các hệ thống hồ lớn, nhỏ, vườn hoa, các hòn đảo, cây xanh. Các công trình trong Hoàng Thành Huế có nhiều quy mô khác nhau, nhưng tổng quan, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu “trùng lương trùng thiềm”, đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có có men xanh hoặc vàng, mái nhà được lợp những chất liệu ngói dặc biệt có hình ống có tráng men có tên gọi là ngói Thanh Lưu Ly.
Các cột nhà được sơn thiếp theo mô típ long – vân. Về nội thất bên trong cung điện được bày trí theo phong cách nhất thi nhất hoạ, có nhiều bài thơ được khắc bằng chữ Hán và các mảng chạm trổ bằng gỗ theo đề tài bát bửu hay theo đề tài tứ thời.
Đăng bởi: du lịch việt