Administrator

Tin tức - 24/02/2019 - 470 Lượt xem

Đàn Nam Giao Huế – Giá Trị Văn Hoá Đặc Sắc Triều Nguyễn

Đàn Nam Giao là nơi để tế lễ đất trời, cầu cho quốc thái dân an mỗi khi bước qua một năm mới. Vua là người được coi là Thiên Tử (con của nhà trời) đứng ra chủ tế. Đàn Nam giao Huế lập vào năm 1806, do vua Giao Long cho xây dựng tại vị trí về phía Nam thành nội, thẳng góc với Phu Văn Lâu, tức đường Điện Biên Phủ đến lăng Khải Định.

Đàn nằm trên một ngọn đồi có khuôn viên 390m x 265m, chung quanh là tường đá (trời, đất và người). Tầng trên mang tên Viên đàn hình tròn tượng trưng cho trời, dưới viên đàn là Phương đàn, tượng trưng cho đất, tầng dưới cùng hình vuông có lan can sơn đỏ gọi là Nhân, có nghĩa là người là cốt lõi. ba tầng đàn cao khoảng 4m.

đàn nam giao

Đàn Nam Giao còn được tô điểm trang nghiêm do hai bên là rừng thông cao vút. Theo sách vở thì các cây thông bên đàn do các vua quan nhà nguyễn hàng năm tự tay trồng, tồn tại cho đến bây giờ.

Đàn chỉ đơn thuần như vậy, nhưng ý nghĩa lại rất lớn lao đối với tập quán của người Việt. Vì theo niềm tin của dân chúng chỉ ở nơi này, khi nhà vua lên đàn làm chủ tế xin mưa thuận gió hoà, đất nước thanh bình, người dân ấm no, thì trời đất mới chứng cho lời cầu xin của vua.

Nghi lễ cúng tế đàn Nam Giao khi xưa được kể lại: Thông thường lễ cúng tế được tổ chức vào ngày đầu tháng 2 âm lịch của mỗi năm (thời gian vua Gia Long mỗi năm một lần, tới đời vua Thành Thái ba năm một lần).

Trước ngày lên đàn làm chủ tế, nhà vua phải lên Trai Cung (nằm sau đàn) để sửa soạn. Còn các quan lo mọi việc như vỗ béo hàng chục con trâu, heo, dê bằng thức ăn như người ăn chay. Trên nóc Viên đàn dựng thêm một mái hình chóp, lợp vải xanh gọi là Thanh Ốc.

Vào ngày tế lễ, đúng giờ Sửu, nhà vua rời Trai Cung (là nơi nhà vua tắm rửa sạch sẽ và ăn chay), các quan sắp hàng chỉnh tề cung kính, đứng dọc hai bên xuống tận tầng cuối theo thứ bậc tôn ti rất trật tự. Còn người dân thường cũng khăn áo chỉnh tề ở xa tận Kỳ đài và Phu Văn lâu để cùng hướng về với vua cầu xin trời ban cho đất nước thái bình thịnh vượng.

Ngày tế Đàn Nam Giao là ngày hội tưng bừng đầu xuân của người dân khắp cả nước Việt nói chung và ở kinh thành Huế nói riêng. Nhà nhà vào giờ đó đều lập bàn hương án đốt đèn nhang khấn vái trời đất và cầu xin mọi việc.

Năm 1977 đàn Nam Giao đã bị tàn phá. Vì đây là một di tích lịch sử mang tính văn hoá dân tộc, là một trong quần thẻ của cung đình thời Nguyễn được UNESCO tài trợ kinh phí để phục chế. Đàn Nam Giao được hoàn thành vào giữa năm 1996.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946