Tục thờ Cá Ông của người Việt bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm Pa sốn ở các vùng ven biển trung bộ, kể từ khi người Việt vào sống ở Châu Ô, Châu Rí vào thế kỷ 13. Thần Thoại Chăm có một truyền tích về cá voi với nhiều chi tiết thật lạ, tuy nhiên cốt lõi là nêu lên công ơn cứu người trên biển cả giữa lúc nguy cấp và coi đó là đặc tính của động vật biển có thân hình đồ sộ này.
Khi tín ngưỡng Chăm xâm nhập vào đời sống của ngư phủ Việt, nội dung và hìh thức thể hiện lòng tin thờ đã được Việt hoá. ở nhiều vùng duyên hải Trung Bộ, từ lâu nay, dân gian thường kể lại nguồn tích cá voi như sau:
“Cá voi vốn là một trong muôn mảnh vải trong áo cà sa của phật bà Quán Thế Âm được xé ra, quăng xuống biển mà thành. Với bộ xương đặt biệt, cá voi có phép rút ngắn khoảng cách trên quãng đường di chuyển trên mặt biển nên phật bà ban cho cá nhiệm vụ tìm cứu người và ghe thuyền mắc nạn giữa biển khơi.”
Theo quan niệm của ngư dân miền biển, cá voi là loài động vật linh thiêng ở trên biển cả. Vì thân hìh to lớn đồ sộ bằng con voi ở núi rừng cho nên cá được gọi là cá voi, từ khi cá voi được tôn thờ, ngư dân kính trọng gọi là “ông”, vì vậy còn được gọi là cá Ông.
Hình ảnh: Tục Thờ Cá Ông.
Ngư dân miền biển có tập tục truyền thống riêng. Vì cá Ông không bao giờ hại người mà thường cứu độ người và thuyền bị nạn trên mặt biển, ngư dân luôn biết ơn. Khi gặp cá Ông “luỵ”, dân làng miền biển coi như vận may, tin rằng sẽ làm ăn phát đạt. Người đầu tiên thấy “Ông Luỵ” là người được ông tín nhiệm. Người này có nhiệm vụ làm “trưởng nam” của ông và thay mặt dân làng làm lễ tống xác Ông, chịu tang 100 ngày, với nghi thức ghi trong “Thọ Mai Gia Lễ”
Trước nhất, dân làng biển tìm cách đưa xác ông lên bờ để làm lễ an táng. Trường hợp xác ông quá to kềnh, người ta dùng đăng vây lại, cử người canh giữ cho đến khi thịt rữa hết dưới nước, mới lấy bộ xương lên bờ.
Trước năm 1945, dưới thời hoàng triều Nguyễn, nhà nước phong kiến quy định: Làng nào gặp cá Ông luỵ thì xã trưởng phải trình lên phủ huyện để quan sai người tới khám định, cấp tiền tuất, hương đèn, vải đỏ quấn đủ 7 vòng và cho khâm liệm, cấp đất xây lăng cùng ruộng hương hoả để thờ cúng. Nghi thức tang chế phải theo đúng cách “Thọ Mai”, tuy nhiên có giản lược một số chi tiết thực hiện so với tang lễ của người. Mai táng đủ 3 năm thì cải táng, lấy xương xếp vào quách, hay khạp, đưa vào lăng đã được xây sẵn để thờ; lăng này có người thường xuyên chăm sóc, lo việc đèn nhang, thường có một hội đồng lo việc quản lý.
Từ trung bộ vào nam bộ, nhiều vùng ven biển gọi á ông với nhiều tên khác nhau: ông Nam Hải, ông Chuông, Ông Long, Ông Khơi, Ông Cậu, Ông Lớn, Ông Sứa,.. các lễ hội nghinh Ông cũng được gọi bằng nhiều tên khác nhau: rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế tục thờ cá ông, lễ cúng ông, lễ nghinh Ông, lễ Nghinh Ông Thuỷ Tướng,…
Hình thức tổ chức lễ cũng khác nhau ở nhiều vùng. Nội dung các bài văn tế cũng khác nhau. Đa số các ùng trung bộ cá ngợi ơn Ông cứu thuyền cứu nạn và tỏ lòng tôn kính qua các nghi thức diễn ca bái tạ. Các vùng biển Nam bộ có bài văn tế trong lễ Nghinh Ông từ Bà Rịa – Vũng Tàu tới cuối đường đất nước, đề cập khá nhiều đến sự phù hộ của Ông, giúp cho thu hoạch cá tôm đầy khoang, ghe thuyền ra khơi được an toàn và trở về đất liền được nhiều may mắn.
Thời điểm cử hành lễ cũng không thống nhất. Mỗi nơi một khác, tuỳ theo hoàn cảnh địa phương. Ở Nam bộ, các địa phương kể sau đây thường tổ chức Lễ Hội Nghinh Ông hàng năm: Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần giờ, Gò Công (tiền Giang), Bình Đại, Thạnh Phú (bến Tre), Vĩnh Luông (Trà Vinh), Ngọc HIển (Cà Mau) Phú Quốc (kiên Giang)
Các địa phương gồm Thắm Tam (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cần giờ, Vàm Láng, tổ chức lễ vào tháng 8 âm lịch (chênh lệch trước sau vài ba ngày) Bình Đại, Thạnh Phú vào ngày 16 tháng 6 âm lịch.
Đăng bởi: du lịch việt