Administrator

Tin tức - 06/02/2019 - 410 Lượt xem

Đám Cưới Của Người Ê Đê

Theo phong tục đám cưới người Ê Đê trước đây, thanh niên Ê Đê phải trải qua tục cà răng, căng tai thì mới được xem là trưởng thành và được phép lập gia đình. Nay vì tục này gây đau đớn, nguy hiểm đến tính mạng nên không còn phổ biến nữa.

đám cưới ê đê

Dân tộc Ê Đê theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ phải chủ động trong hôn nhân. Nếu người con gái thích anh con trai nào thì phải báo cho gia đình cha mẹ biết để sang hỏi cưới anh ta. Đám cưới do chú hoặc cậu hai bên lo liệu tất cả, cha mẹ không can thiệp vào. Cha mẹ nhà gái nhờ cậy cậu, chú của cô gái sang tiếp xúc với cậu, chú của chàng trai. Trong cuộc tiếp xúc này, nhà gái phải có quà cho nhà trai. Nếu nhà trai đồng ý cho cưới, nhà gái sẽ chuẩn bị lễ hỏi.

Lễ hỏi đồng thời cũng là lễ trao cồng, tức hai người chính thức là vợ chồng sau khin cùng nắm tay vào chiếc cồng này. Lễ vật gồm một chén đồng tượng trưng cho vú mẹ đã nuôi lớn chàng rể. Một cái chăn tượng trưng cho tấm vải mà mẹ chú rể đã sử dụng để dịu chú rể khi còn bé. Trong lễ cưới ngoài hai vật tượng trưng vừa kể, nhà gái còn phải mang sang mấy cái cồng. Sau lễ hỏi, cô gái có thể sang nhà trai ở như vợ chồng cho đến khi sắm đủ lễ cưới.

Lễ cưới thường được tổ chức rất linh đình. Nhà gái phải chuẩn bị nhiều ché rượu, giết nhiều trâu, bò để đãi bà con hai họ, dân làng, khách mời… Ngoài ra, nhà gái còn phải mổ một con trâu cúng cho mẹ chú rể đều được cúng lễ vật tuỳ theo thứ bậc, tuổi tác.

đám cưới ê đê 1

Nếu không đủ tiền cưới, người con gái phải đi ở cho nhà trai vài năm để trừ vào tiền sắm lễ. Nếu không đủ tiền làm đám cưới thì phải sắm đủ lễ và cúng tượng trừng cho ông bà, cha mẹ chú rể. Khi rước rễ về, nhà gái phải đánh trống, cồng chiêng báo tin, sau đó thiết đãi rượu cần và ăn tiệc.

Trong lễ cưới, hai họ thoả thuận với nhau về mức phạt đối với người phá vỡ hôn nhân này. Vì nhà gái đã tốn rất nhiều tiền để cưới chàng trai, nên chàng trai sẽ bị phạt rất nặng nếu ngoại tình hay bỏ vợ. nếu vợ chết trước, người chồng phải lấy chị hoặc em gái của vợ, vì cha mẹ nhà gái không muốn chia tài sản cho người ngoài.

Nếu nhà gái không có người để thay thế thì người chồng phải về ở với chị, em gái của anh ta cho đến sau lễ bỏ mả mới được tục huyền. Nếu người chồng chết trước thì được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình cha mẹ đẻ, ngừoi vợ phải chờ ba năm sau lễ bỏ mả mới được tái giá.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946