Administrator

Tin tức - 20/08/2019 - 368 Lượt xem

Cồng Chiêng Tây Nguyên – Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể Của Nhân Loại

Vào năm 2005, cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại, cồng chiêng trở thành niềm tự hào không chỉ với người dân tộc Tây Nguyên mà cả Việt Nam.

Sau sự kiện trên, ngành văn hoá, thể thao và Du lịch Việt cùng cơ quan chức năng đã có những quan tâm để bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng, nhờ đó giới thiệu sản phẩm văn hoá phi vật thể đến bạn bè trong và ngoài nước.

Cồng Chiêng Tây Nguyên của các dân tộc Êđê, Gie Triêng, Mạ, Mnông, Xơ Đăng, Giarai, Bana… ở các tỉnh Tây Nguyên là loại nhạc cụ lâu đời nổi tiếng và cứ mỗi lần có lễ hội đều được sử dụng theo bộ, theo đàn, tuỳ theo dân tộc như người Êđê thì phối hợp bộ là sáu chiêng và ba cồng, hoặc chín chiêng, cũng có khi được dùng riêng lẻ.

cồng chiêng tây nguyên

Trong dàn nhạc có các nhạc cụ chính, nhạc cụ phụ và thường là cồng thì đảm nhiệm phần đệm, giữ nhịp, còn chiêng thì tấu giai điệu. Trong mỗi bộ cồng chiêng, từng chiếc cồng, từng chiếc chiêng có tên gọi riêng tuỳ theo kích cỡ, màu sắc, âm thanh, đôi khi tuỳ theo chức năng trong âm nhạc.

Dân tộc Thái ở vùng phía tây tỉnh Nghệ An đã sớm có kinh nghiệm về đúc chiêng, trống. Bằng chính đôi tay của mình, họ đã tạo nên những âm thanh du dương, thánh thót. Bộ trống chiêng của người Thái gồm có 5 chiếc: một trống và bốn chiêng. Việc đúc chiêng là một công việc rất công phu, đòi hỏi phải có tay nghề lão luyện, nhất là ở khâu đúc rốn chiêng. Chiêng có âm thanh rền vang, thánh thót hay không. Chính là nhờ vào bộ phận này của chiêng.

Thường là khi đúc chiêng với các chất liệu sẵn có, nghệ nhân còn pha thêm vàng để làm cho âm thanh có thể đạt độ vang xa. Khi luyện đồng, vàng cùng một số kim loại khác được đổ vào khuôn đúc, người có tay nghề rất công phu không để một sụ sai sót nhỏ về kỹ thuật, tránh làm cho âm thanh của chiêng bị vỡ.

Khâu làm trống tuy có đơn giản hơn, nhưng người thợ cũng phải rất cẩn thận trong việc lựa chọn nguyên liệu. Khi chuẩn bị làm tang trống, người thợ phải chọn thân cây gỗ mọc ở vách núi đá mới có độ dẻo dai cao. Người Thái thường lấy nguyên một thân cây gỗ rồi khoét rỗng mà không phải dùng các mảnh gỗ ghép lại.

Theo phong tục người Thái, trước khi đốn cây gỗ được chọn để làm tang trống thfi họ giết một con trâu đực để tế thần. Sau đó, họ lấy da con trâu để làm mặt trống. Còn Dùi trống thì làm bằng gỗ xốp, mềm, dẻo, thường được làm từ cây chân vịt để khi đánh vào trống thì tiếng trống mới âm vang.

Theo kinh nghiệm lâu đời của người đánh trống, âm thanh sẽ vang xa dồng dập làm cho người nghe như được mời gọi, thúc giục rộn rã. Nếu trường hợp là một đám tang thì người Thái chỉ sử dụng bộ âm thanh gồm ba chiêng và một trống. Như vậy chiếc chiêng không được sử dụng trong đám tang là chiếc chiêng có âm thanh cao vang xa thánh thót.

Theo truyền thống của người Thái ở phía tây tỉnh Nghệ An, cồng chiêng, trống ngoài việc dùng trong lễ hội và ma chay còn được dùng trong các buổi tế lễ tự khách trong đời sống để bày tỏ nỗi lòng thành kính đối với thần linh. Vì vậy, không phải lúc nào cũng có thể nổi trống, nổi chiêng một cách tuỳ tiện mà với ý thức được coi như một sự cấm kỵ không làm kinh động tới thần linh, đối với hồn của bản mường của họ.

Các tộc người sử dụng cồng chiêng Tây Nguyên với nghi thức phong tục trong các lễ hội là thường họ kết hợp với các trò nhảy, múa hoặc trong trường hợp tiếp đón các khách xa đến thăm hoặc vui chơi. Đôi khi họ còn sử dụng cả chũm choẹ hoặc quanh mặt trống gắn thêm một số lục lạc, chuông đồng để hoà âm ròn rã, hoà nhịp một cách hấp dẫn điêu luyện.

cồng chiêng tây nguyên 1

Các dân tộc ở Tây Nguyên còn có loại nhạc cụ được chế tác bằng tre, bằng nứa và có loại lại được chế tác bằng vỏ bầu. Dây đàn thì có vùng được chế tác bằng dây thảo mộc, cật tre.

Du khách đến vùng có dân tộc Mnông, Êđê sinh sống thì thấy một loại nhạc cụ rất đơn giản là cái Đing buột pi, một ống rạ được cắt làm ba lỗ thành cái sáo thổi thánh thót, êm tai và khi ống rạ này héo đi thì người ta lại thay bằng ống rạ khác, cứ thế người phụ nữ Êđê, Mnông thổi một cách thành thục.

Các loại ống tiêu, ống sáo đều bằng ống nứa được người ta khoét lỗ bấm. Đàn Klông pút là một ống nứa dài hoặc ngắn khi dùng thì hai bàn tay vỗ nhè nhẹ làm cho gió lùa vào các ống thành tiếng êm dịu, thánh thót.

Một loại nhạc cụ khác là Đing tút mà người phụ nữ Êđê hay dùng. Đây là loại nhạc cụ gồm sáu ống nứa tạo thành sáu âm thanh do năm người cùng thổi..

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946