Gia Định – Sài Gòn – Hồ Chí Minh là một tiểu vùng lịch sử văn hoá có vị trí quan trọng trong phát triển vùng đất nam bộ. Trung Tâm Sài Gòn đã trải qua quá trình hình thành cơ cấu hành chính từ năm 1698 và dần phát triển qua nhiều giai đoạn.
Hình ảnh: trung tâm Sài Gòn trước 1975
Năm Mậu Dần 1698, Thống Suất Lễ Thành hầu vào đất Đồng nai, thành lập Phủ Gia Định, lập xứ Đồng nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên, lập vùng đất Sài Gòn ngày nay làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (sau trở thành một đô thị lớn).
Vùng đất Nam bộ khi ấy còn ít người, dinh Phiên Trấn chỉ có huyện Tân Bình, còn dinh Trấn binh chỉ có huyện Phước Long.
Năm 1772, luỹ thành Bán Bích được xây dựng. Năm 1859 khi thực dân Pháp đánh chiếm nam bộ thành Gia Định Thất Thủ.
Năm 1862, phương pháp quy hoạch thành phố với 500 ngàn dân được phê duyệt. Thống đốc quân sự người Pháp là Bonard chia tỉnh Gia Định thành 3 phủ, mỗi phủ có 3 huyện, dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã. Sài Gòn lúc bây giờ vừa là tỉnh Lỵ của Gia Định vừa là phủ lỵ của phủ Tân Bình, vừa là huyện lỵ của huyện Bình Dương. Còn chợ lớn là huyện lỵ của huyện Tân Long, cùng phủ Tân Bình. Năm 1864, chợ lớn được tách rời khỏi Sài Gòn về phương diện địa bạ, vì là thành phố người Hoa đang trên đà thịnh vượng, đông đúc.
Từ đây, dáng dấp một đô thị kiểu Tây phương vào thế kỷ 19 được dần dần hình thành theo hai trục Bắc Nam và Đông Tây. Thành phố đã có những con đường lớn dành cho xe chạy (xe ngựa kéo, loại song mã) có nhiều giao điểm (từ ngã 4 đến ngã 7). Nhà nhiều tầng được xây dựng bằng gạc, đúc thép, công trường, công viên, bến cảng lần lượt ra đời..
Sự Phát Triển Hạ Tầng Sài Gòn.
Cảng Sài Gòn được lập từ năm 1862. Các tàu buôn phương Tây và Á châu lần lượt cập bến, lần hồi trở nên tấp nập. nhiều chợ thành hình dần và trở nên quen thuộc cho tới ngày nay là chợ Bến Thành, chợ cầu Ông Lãnh (Lãnh Binh Thăng xây dựng cầu), chợ Cầu Kho, chợ Rẫy, chợ(cây)) Đủi.
Cuối thế kỷ 19, vào ngày 15-3-1874, tổng thống Pháp ký sắc lệnh lập thành phố Sài Gòn, từ đó trở thành một đô thị lớn với hàng loạt công trình kiến trúc theo phương Tây với những cơ sở hành chính, thương mại, dịch vụ, công nghệ, giao thông…
Đầu thế kỷ 20, chợ lớn sáp nhập vào Sài Gòn. Thành phố trở thành đô thị lớn nhất Đông Dương.
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa danh lịch sử, vì tại nơi đây vào năm 1911 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, tại bến cảng Nhà Rồng. Cũng tại nơi đây đã mở đầu cuộc kháng chiến anh dũng chống quân xâm lượt Pháp và là nơi kết thúc thắng lợi quá trình giành độc lập của dân tộc Việt Nam với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30-4-1975.
Kỳ hợp lần thứ nhất ngày 02-07-1976, quốc hội khoá VI, nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức đổi tên Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh(trung tâm Sài Gòn) cách thủ đô Hà Nội 1730km đường bộ về phía Bắc và cách bờ biển đông 50km đường chim bay. Thành phố có 12km bờ biển (huyện Cần Giờ). Về thổ nhưỡng, là đất phù sa và phù sa mới tạo lập nên.
Hình ảnh: trung tâm Sài Gòn.
Sông ngòi có hàng trăm sông và kênh rạch chảy qua. Sông lớn không nhiều. Sông lớn nhất là sông Sài Gòn, đoạn chảy qua lãnh thổ thành phố dài 106km. Hệ thống đường thuỷ từ thành phố lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Campuchia thuận lợi.
Đây là trung tâm đầu mối của tất cả hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt và hàng không, cũng còn là của hệ thống du lịch trong nước, và là nơi giải toả đi các tour quốc tế.
Đường bộ quan trọng nhất là quốc lộ 1A xuyên việt và quốc lộ 13, 14 xuyên Đông Dương. Đường sắt Thống Nhất nối liền thủ đô. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố 7km là sân bay vào hàng lớn nhất nước, có hàng trăm tuyến đường bay đi khắp nơi trên thế giới.
Du lịch có khoảng 400 cơ sở, tổ chức tour du lịch nội địa và quốc tế hoạt động tại thành phố để phục vụ du lịch đủ mọi loại hình cho du khách. Hệ thống khách sạn và nhà hàng từ trung cấp đến cao cấp 5 sao có đến hàng trăm, chưa kể hạng thấp, nhà nghỉ và nhà troj dành cho khách vãng lai nội địa.
Hàng năm có 70% lượng du khách quốc tế đến Việt Nam, viếng thăm thành phố Hồ Chí Minh để du ngoạn, nghiêm cứu. Du khách trẻ, gồm thanh nhiên, sinh viên nam nữ các nước đến thành phố Hồ Chí Minh nhẹ gọn để dã ngoại chiếm 50%, rất thích thú với phương tiện tự túc và đi xa, đi nhiều một cách tự do, thoải mái…
Đăng bởi: du lịch việt