Chủ đề bảo vệ rừng đang là vấn đề nóng ở nước ta. Việt nam có nhiều rừng già trên các đảo lớn và các dãy núi cao. Tại các khu rừng này có nhiều loại giống động vật và thực vật được ghi vào sách đỏ cần được bảo tồn và những loài đặc hữu quý hiếm. Rừng già Việt Nam miền núi thâm u rất đặc thù theo từng địa phương.
Công tác quảng lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam đang được tăng cường. Dự án SPAM đã thành lập được tổ chức Damiada (của chính phủ Đan mạch) tài trợ, cục kiểm lâm (bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) là cơ quan thực hiện và tổ chức WWF chương trình Đông Dương và WWF Đan Mạch điều hành.
Dự án được xây dựng nằm trợ giúp chính phủ Việt nam trong nổ lực bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học độc đáo và phong phú của đất nước. Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật bắt đầu được thực hiện vào tháng 3 năm 2000. Việt Nam có trên 100 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, đất ngập nước và trên biển có tầm quan trọng về đa dạng sinh học do cục kiểm lâm quản lý. Văn phòng dự án quốc gia được đặt tại Cục Kiểm Lâm đóng vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho quá trình thực hiện dự án.
Hoạt động chính của dự án là xây dựng một chiến lược quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm hỗ trợ chính phủ thiết lập các mục tiêu và chiến lược quản lý, các hệ thống quy định và thể chế, và một khung tài chính cho hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Trong quá trình xây dựng chiến lược sẽ tiến hành việc phát triển và thử nghiệm các phương pháp bảo tồn thiên nhiên theo hướng từ dưới lên.
Chiến lượt này nhằm khuyến khích thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan hữu quan nhằm tập trung mọi nỗ lực cho công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cho đất nước. Một nhóm công tác quốc gia về khu bảo tồn và bốn nhóm công tác cấp tỉnh điểm thực hiện gồm có Lào Cai, Thừa thiên Huế, Gia Lai cùng Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập để thảo luận, lập kế hoạch và thực hiện dự án.
Có 4 tỉnh điểm đại diện cho bốn vùng đang được nghiêm cứu trong công tác bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở cấp địa phương.
1. Lào Cai: đây là tỉnh đại diện cho vùng rừng núi phía bắc. Tại đây khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Sâp đã được thành lập nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi Phan Si Păng cao nhất Đông Dương. Nơi đây là một địa điểm quan trọng đối với đa dạng sinh học Việt Nam và trên thế giới, đồng thời tiềm năng lớn trong việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.
Hình ảnh: Bảo Vệ Rừng Hoàng Liên, Lào cai
2. Gia Lai: đại diện cho khu vực Tây Nguyên.
Nằm ở trung tâm Tây Nguyên, là vùng tiếp nhận các luồng động thực vật có nguồn gốc từ phía Tây – Nam (Lào, Campuchia, Myanma, Ấn Độ, Malayssia) và từ phía bắc xuống, tập trung nhiều loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm của đất nước. Hiện nay đã có 2 khu bảo tồn được chính thức thành lập là Kon Ka King và Kon Cha Rang.
Hình ảnh: Bảo Vệ Rừng Kon Ka King.
3. Thừa Thiên – Huế: đại diện vùng Bắc Trường Sơn và bờ biển Trung bộ.
Là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái khác nhau bao gồm hệ sinh thái trên núi cao, rừng ven biển, đầm lầy và đầm phá. Tại đây có vườn quốc gia bạch Mã trực thuộc sự quản lý của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Ngoài ra, thành phố Huế có trường đại học Khoa Học Tự Nhiên và trường đại học Nông lâm là những trung tâm khoa học lớn ở miền Trung, có thể đóng góp cho quá trình thực hiện dự án.
Hình ảnh: Bảo Vệ Rừng quốc gia Bạch Mã
Hai điểm đại diện cho hai vùng khác biệt nhau 2 và 3 nằm lọt trong khu vực Trung bộ, mặc nhiên khiến Trung bộ nổi bật với tính chất quan yếu trong vai trò nghiêm cứu và là địa bàn được chú trọng hàng đầu của dự án về bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cũng như về tiềm năng du lịch sinh thái nước ta.
4. Bà Rịa – Vũng Tàu: Điểm vùng thứ 4 thuộc về Nam bộ (đại diện vùng bờ biển phía nam và rừng đồng bằng).
Hình ảnh: Bảo Vệ Rừng quốc gia Côn Đảo.
Hệ thống rừng đặc dụng của tình bao gồm rừng quốc gia Côn Đảo nằm trên một quần đảo biệt lập cách bờ biển khoảng trên 100km và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, là khu rừng tự nhiên duy nhất còn lại ở vùng bờ biển phía Nam với các loài cây họ dầu. Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có một khu vực rộng lớn với hệ sinh thái đầm lầy và đất ngập nước cửa sông đã được chuyển thành rừng phòng hộ.
đăng bởi: du lịch việt