Administrator

Tin tức - 15/11/2018 - 313 Lượt xem

Từ Vũng Trũng Lầy Phát Triển Thành Đồng Bằng Sông Nước Phì Nhiêu

Đặc thù của nam bộ là vùng đồng bằng sông nước chằng chịt, địa bàn ngày nay có bộ diện sáng đẹp, thịnh vượng là do công lao khai phá tài bồi của biết bao người hơn 300 năm qua. Sau thời khai hoang là kỳ công khơi nguồn, chống trũng ngập, cải thiện đất đai canh tác và mở rộng hệ thống giao thông đường sông trong thời gian kéo dài hơn 100 năm.

Công trình quan hoá và khai triển miền đồng bằng khởi từ hai kỳ công đào kênh bằng tay của hàng chục vạn người, bao gồm người Việt và Khmer dưới quyền chỉ huy của tướng Thoại Ngọc Hầu, gốc người Quảng Nam, liên tục suốt ngày đêm cả mấy năm liền vào đầu thế kỷ 19.

Đây là công trình thuỷ lợi nổi bật nhất, đáng được đề cao nhất của quân dân nước Việt tại phương nam vào thế kỷ này. Con kênh đầu tiên nối liền Long Xuyên xuống Rạch Giá. Kênh thứ 2 từ Châu Đốc qua Hà Tiên, tạo nên thuỷ lộ huyết mạch trọng yếu, đem nhiều thuận lợi nhanh chóng cho sự đi lại, chuyển vận hàng hoá nông sản cho vùng An Giang xưa tới vùng Rạch Giá – Hà Tiên.

Sau đó, vào thời kỳ Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh, người Pháp cho đào thêm những con kênh băng dọc xẻ ngan cắt vùng trũng bằng tàu cuốc (xáng múc), cho nên các kênh này được gọi là kênh Xáng.

Tất cả các con kênh kể trên, nhất là 2 con kênh đào bằng sức người do Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đều là kênh tiêu thoát nước, giúp cho vùng đất miền Tây nam bộ giảm trũng ngập và dần dần được bồi đắp thêm bằng đất phù sa, dễ dàng phát triển lúa và các loại hoa màu, cây ăn trái.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946