Administrator

Tin tức - 10/06/2019 - 771 Lượt xem

Về Thăm Thành Đồ Bàn Quy Nhơn, Bình Định

Thành Đồ Bàn còn có tên gọi khác là thành Hoàng Đế ở xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, cách tp Quy Nhơn 27km về phía Tây Bắc. Thành được xây dựng vào cuối thế kỷ X dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya, kinh đô cuối cùng của vương triều Chămpa cổ, các vua Chăm đã đóng đô ở đâu từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Đến nay, thành Đồ Bàn chỉ còn lại những bức tường bằng đá ong,có đoạn đường lát đá hoa cương và có hào.

thành đồ bàn

Thành phố biển Quy Nhơn, xinh đẹp trù phú của miền đất võ Bình Định, nơi từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa, còn lưu dấu thành cổ Đồ Bàn, đền tháp, chùa chiền ngàn năm riêu phong đổ bóng. Trong thành Đồ Bàn hiện còn các di chỉ cũ như giếng nước vuông, các tượng voi, nghê và bên cửa hậu có gò thấp tháp, trên gò có 10 ngôi tháp, trong đó tháp Cánh Tiên cao 20m và ở góc tháp có tượng rắn được đúc bằng đá trắng, hai voi đá cùng nhiều tượng quái vật.

thành đồ bàn 1

Chùa Thập Tháp Di Đà (nằm ở phía bắc Thành) và chùa Nhạn Tháp (phía nam Thành) là những ngôi chùa cổ; trong các ngôi chùa này còn lưu giữ nhiều cổ vật về văn hoá của vườn triều Chămpa cổ và phong trào Tây Sơn. Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là trung ương hoàng đế và đóng đô ở thành Đồ bàn, vì vậy thành cong được gọi là Hoàng Đế Thành.

thành đồ bàn 2

Lúc bấy giờ Hoàng Đế Thành được mở rộng về phía đông và có thêm một số công trình quy mô lớn. Đến năm 1799 thành Đồ Bàn bị quân nhà Nguyễn Chiếm, từ đó có tê gọi là thành Bình Định. Năm 1814, nhà Nguyễn phá bỏ thành cũ và xây thành mới cách thành cũ khoảng 5km về phía Nam.

thành đồ bàn 3

Ngày nay khi trở lại thăm thành Đồ Bàn, thành chỉ còn lại dấu tích rêu cũ xưa. Thành gồm 3 lớp: thành ngoại chu vi 7km, thành nội 1,6km “tử cấm thành” 600m, bức tường cao 3m bằng đá ong. Khi du khách đi vào bên trong thành thì thấy một số di vật như Nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt,… Nơi đây có đặt miếu Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, đây là 2 vị tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã tuẫn tiết tại đây.

thành đồ bàn 4

Thành Đồ Bàn đã gắn liền với một số câu chuyện buồn về sự sụp đổ của triều đại Chiêm Thành, lúc này nhà Nguyễn đoạt Tây Sơn và nơi đây còn nhiều dấu dấu tích hoang phế cũ, gợi nên cảm xúc buồn khách bộ hành khi đến đây.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (8 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946