Administrator

Tin tức - 21/06/2019 - 575 Lượt xem

Vẻ Đẹp Hút Hồn Của Đầm Phá Tam Giang Thừa Thiên Huế

Phá Tam Giang nằm trong hệ thống đầm nước lợ nổi tiếng khu vực đông Nam Á. Cách thành phố Huế 12km, Phá Tam Giang nằm trong địa phận 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, và thị xã Hương Trà thuộc Thừa Thiên Huế.

Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế chạy dài 68km trên chiều dài bờ biển của tỉnh 126km, rộng từ 2 đến 10km với độ sâu trung bình là 1,6m và độ sâu lớn nhất là 4m; diện tích mặt nước trên 22.000 ha. Trên đầm Phá Tam Giang- Cầu Hai có cửa Thuận An dài 6.000m, rộng 350m, độ sâu từ 2 đến 11m và cửa Tư Hiền có chiều dài 1000m, rộng 100m và độ sâu chỉ 1m. Riêng Phá Tam Giang là phá lớn trên thế giới.

đầm phá tam giang 1

Trên chiều dài của đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai ở Thừa Thiên – Huế có 6 con sông từ dãy Trường Sơn đổ nước ngọt về đã tạo thành vũng nước lợ với hàng trăm loại thuỷ sinh vật phát triển. Đây là môi trường thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, nhất là loài tôm sú để xuất khẩu.

Từ Thừa Thiên – Huế trở vào có đầm phá Lăng Cô, Trường Giang, An Khê, Nước mặn, Trà Ô, Nước Ngọt, Thị Nại, Cù Mông, Ô Loan, Thuỷ Triều.

phá tam giang

Hình ảnh: đầm Phá Tam Giang vào bình minh.

Những đầm phá này đều thuộc hệ sinh thái đầm lầy phổ biến ven bờ biển xen kẽ chất bùn loảng “dở đất, dở nước” được tạo thành rất lâu đời từ các rừng ngập mặn là rừng mắm à về sau là rừng đước ở miền Nam, rừng sú ở miền Bắc, cùng với một số rừng khác như rừng vẹt, rừng gà, rừng giá…. góp phần hình thành hệ sinh thái đầm lầy có giá trị về nhiều mặt. Trước hết là giá trị bảo vệ chức năng của môi trường và tiềm năng về tài nguyên, nhất là tài nguyên sinh vật.

phá tam giang 1

Hình ảnh: đầm phá chiều tà.

Về chức năng bảo vệ môi trường, đầm Phá Tam Giang có vai trò hỗ trợ điều hoà tự nhiên ở vùng khí hậu khô, nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi cao, mưa thường lại tập trung hình thành đới khí hậu khắc nghiệt, đồng thời các đầm lầy còn có tác dụng điều hoà, giảm thiểu tác động của môi trường về các chất bẩn từ các tiểu khu vực ở các dòng sông đổ về trước khi trôi ra biển bằng khả năng làm sạch.

Khi thăm quan đầm Phá Tam Giang, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí và phảng phất hơi thở trầm mặc đặc trưng của đất Huế, đặc biệt là hình ảnh đầm phá vào lúc chiều tà, hoàng hôn buông xuống. Sắc màu tím của bầu trời cuối ngày phủ lên những ruộng tôm, gần đó là hình ảnh những ngư dân đang cần cù làm việc để chuẩn bị bữa ăn tối cho gia đình.

đầm phá tam giang

Những tài nguyên phong phú từ Phá Tam Giang là nguồn sống của cư dân số xung quanh. Về tài nguyên phi sinh vật, phần lớn là khối lượng cát dùng để xây dựng, cát màu trắng và sa khoáng dùng để làm nguyên vật liệu thuỷ tinh,…

Ngoài những tài nguyên nói trên đối với một số ngành kinh tế, riêng đối với ngành kinh tế du lịch, trong những năm gần đây cũng đã tận dụng hệ sinh thái đầm lầy, đặc biệt là các đầm phá ven bờ biển của Việt Nam, hình thành các điểm du lịch hấp dẫn như Phá Tam Giang, Phá Lăng Cô, Phá Thị Nại,.. đã thu hút khá đông du khách đến thăm quan, tìm hiểu,…


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (7 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946