Administrator

Tin tức - 12/10/2019 - 354 Lượt xem

Văn Hoá Lễ Hội Tại Hòa Bình

Hoà Bình là một vùng đất nổi tiếng có nhiều lễ hội dân gian đặc sắc. Văn hoá lễ hội ở Hòa Bình luôn thu hút nhiều khách du lịch Hoà Bình đến thăm quan như lễ hội cầu mưa, hội đi săn, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ cầu mát, lễ hội chùa kè…

Vùng đất Hoà Bình là một nơi mà các nhà khảo cổ học đã chứng minh có người Việt cổ sinh sống cách ngày nay hàng vạn năm. Nhiều di tích của một nền văn hoá rực rỡ cổ xưa đã làm ngạc nhiên nhiều người thời nay, trong đó 47 chiếc trống đồng cổ được tìm thấy mà chiếc trống sông Đà và Miếu Môn thuộc loại đẹp và cổ nhất.

lễ hội văn hoá hoà bình

Hoà Bình còn là một tỉnh quy hợp nhiều dân tộc. Có đến 30 dân tộc sinh sống ở tỉnh này, trong đó có 6 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Dao, Tày và H’Mông. Mỗi dân tộc vừa phát huy bản sắc văn hoá của mình vừa hoà đồng chung sống với cộng đồng xã hội rất thắm thiết. Người Thái và người Tày trong phong tục và sinh hoạt có nhiều nét giống nhau.

Người Mường có nền văn học dân gian rất hấp dẫn. Hát ví của người Mường hợp với nhạc trống đồng, nhạc cồng chiêng, hát xéc bùa, trường ca để đất đẻ nước, truyện thơ Hùng ca Hai Mốt, út Lót, Hồ Liêu… là những loại hình vừa ngoạn mục, vừa kích thích sự tìm hiểu nghiêm cứu đối với tất cả mọi người. Người Mường có nguồn gốc xa xưa là người Việt cổ, rất gần gũi với tổ tiên người Việt ngày nay.

Người Thái có hát khắp là làn điệu dân ca quyến rũ, múa xoè là điệu múa mang tính chất cộng đồng hoà hợp, vui trẻ. Người H’Mông có múa khèn lý thú và múa ô vui mắt. Rượu cần không thể thiếu trong dịp lễ tết, hội hè, tiếp khách quý của người Thái lẫn người Mường.

Hàng năm, các dân tộc sống trong tỉnh Hoà Bình có rất nhiều lễ hội ở Hòa Bình như: lễ hội đền Bờ, lễ hội Sắc Bùa, lễ hội cầu Mùa của người Mường… Tất cả những lễ hội đã góp phần không nhỏ vào nền văn hoá đặc trưng của Hoà Bình.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946