Administrator

Tin tức - 08/12/2018 - 496 Lượt xem

Vàm Khâu Băng Và Những Chuyến Đi Đường Hồ Chí Minh

Di tích Vàm Khâu Băng thuộc huyện Thạnh Phú, Bến Tre bao gồm các cồn: cồn Bửng, cồn lợi, Cồn Lớn là những dãy cồn tiếp giáp với biển đông của xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú. Đây là đầu cầu tiếp nhận vũ khí miền bắc chi viện cho miền nam, trong các thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cách thành phố bến Tre 70km tính theo giao thông đường bộ.

Đường Hồ Chí Minh trên biển, xuất phát từ tỉnh Bến Tre có trước đường Hồ Chí Minh xẻ dọc Trường Sơn ở Tây Nguyên Trung bộ khoảng chừng 15km.

vàm khâu băng

Diễn tiến của những chuyến vượt biển mở đường vận chuyển vũ khí từ bắc vào Nam ở Bến Tre khởi đầu từ khá sớm, từ năm 1946 kéo dài đến năm 1970, với những chuyến tàu nguy trang không số.

Chuyến mở đường thứ nhất vào tháng 4 năm 1946 tại Vàm Khâu Băng với một chiếc thuyền nhỏ đầu tiên vượt biển ra miền bắc. Tham dự chuyến mở đường lịch sử này có các đồng chí Đào Công Trường, tư lệnh khu 8 làm trưởng đoàn, Ca Văn Thỉnh, bác sỹ Trần Hữu Nghiệp, và đặt biệt thêm một phụ nữ còn trẻ là Nguyễn Thị Định.

Khi trở về, đồng chí Nguyễn Thị Định nhận nhiệm vụ chở vũ khí. Chiếc thuyền chờ đầy ắp vũ khí, nguỵ trang là thuyền buôn nước mắm. Đồng chí Nguyễn Thị Định là chủ thuyền. Suốt 7 ngày lênh đênh trên biển, cả vào tháng 11, phải vượt qua bão to gió lớn, và đi ngang qua mũi tàu địch, sau cùng cũng đến Vàm Khâu Băng được an toàn.

Chuyến thứ 2 vào năm 1960, sau Đồng Khởi, gồm có 8 thuyền viên, tất cả đều là ngư dân có tay nghề giỏi trên biển. Khi tàu ra tới hải phận Vũng Tàu thì gặp bão lúc 23h ngày 18-8-1960, tất cả phải vật lộn với gió bão. Sau nhiều giai đoạn gian nan nguy hiểm, đoàn cũng đã ra tới miền bắc, học tập sau gần 2 năm, mới đưa vũ khí vào nam. Đường về, cũng gặp biển động cấp 7, gặp tàu địch, sau cùng tới Vàm Khâu Băng vào ngày 18-11-1962.

Trong khi đó, 2 tàu phương Đông 1 và 2 cũng chở vũ khí từ Bắc vào cập bến Vàm Lũng ở Cà Mau. Tiếp sau tuyến thứ nhì cặp vào bến vàm Khâu Băng, một chiếc tàu khác chở trên 10 tấn vũ khí cập vào bến Cồn lợi an toàn. Về sau, các chuyến chở vũ khí từ bắc vào Nam chi viện liên tục tổ chức từ năm 1962 đến năm 1965, mỗi tháng đều có 1 hoặc 2 chuyến cập bến Vàm khâu Băng, mỗi chuyến chở từ 40 đến 60 tấn vũ khí các loại.

Chuyến cuối cùng vào cuối tháng 11 năm 1970, chở 50 tấn vũ khí khi tới bờ biển Thạnh Phong, các bờ chừng 20 hải lý bị địch phát hiện, phải chiến đấu. Trận đọ súng không cân sức nhưng cũng bắn chìm được 2 tàu chiến của địch. Lãnh đạo quyết định phá huỷ tàu và chỉ còn vài chiến sỹ sống sót.

vàm khâu băng 1

Ngày nay, di tích là những dãy cồn cát, hoặc vùng cửa biển đông, thông thương với bên ngoài, rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ, nằm ở vùng đất cuối của cù lao Minh, có bờ biển dài 15km, tính từ Vàm Rồng đến Vàm Khâu Băng. Tại đây không có đồi núi, phần lớn là cồn cát, giồng cát và những khu rừng ngập mặn khá rậm rạp.

Phong cảnh hiện nay có nhiều thay đổi so với trước đây. Nhìn chung các địa điểm di tích có đặc điểm tương đối giống nhau. Tất cả đều là cồn cát nhô lên. Người dân ở đây trồng các loại cây hoa màu như đậu phộng, mì, dưa hấu…

– Cồn Bửng: Điểm xuất phát cũng là nơi tiếp nhận vũ khí từ miền bắc vào. Đông là biển, Tây giáp cồn Mít, Nam là biển, Bắc giáp Cồn Lợi.

– Cồn Lợi: Điểm tiếp nhận vũ khí để phân phối cho chiến trường miền Nam, đồng thời cũng là điểm xuất phát. Đông là biển, tây giáp với ấp Thạnh Thới, Nam giáp Cồng Bửng, bắc giáp sông Hàm Luông.

– Cồn Lớn: Nơi tiếp nhận vũ khí. Đông là biển, tây giáp ấp 6, nam giáp sông cổ Chiên, bắc giáp ấp 7.

– Vàm Khâu Băng: là vùng cửa biển. Điểm xuất phát đồng thời cũng là nơi tiếp nhận vũ khí tiêu biểu nhất. Đông là biển, tây và nam giáp sông Cổ Chiên, bắc giáp đất giồng ấp 5.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946