Administrator

Tin tức - 01/01/2019 - 462 Lượt xem

Ưu Thế Địa Hình Miền Trung Việt Nam

Địa hình miền trung Việt Nam là một dãy đất dài, đoạn giữa về phía bác có chỗ thắt eo lại (thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình). Phía Tây là núi rừng Trường Sơn. Đông là bờ biển, chỉ rộng được chừng 60km, có thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè, có ngày nóng lên đến khoảng 40 độ c do ảnh hưởng của gió lào.

Địa Hình Miền Trung

Hình ảnh: địa hình miền trung, cao nguyên Langbiang.

Dù tiếp liền với khu vực Bắc bộ ở phía Tây, phía bắc trung bộ có những nét khác biệt khá rõ so với địa hình miền bắc và Đông Bắc bộ. Phía Tây Trung bộ tiếp giáp với Lào và Campuchia là dãy trường Sơn với núi non trùng trùng điệp điệp, được mệnh danh là xương sống chẳng những của nước Việt Nam mà chung cho cả ba nước ở bán đảo Đông Dương.

Vùng núi hùng vĩ kéo dài từ Bắc xuống Nam, dứt điểm ở mặt bắc Nam bộ, nhiều núi cao, vực sâu, sườn dốc. Những dòng sông hoang dã tạo thành thác ghềnh len lỏi qua những bãi đá các loại, hình thù dị thường, ngoạn mục. Nhiều suối, hồ hiện ra cảnh quan kỳ vĩ mỗi nơi một sắc nét đặc thù.

Không phải toàn khu vực núi non là một khối duy nhất, nhiều mạch núi chạy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam so le với nhau. Xen giữa các dãy núi có nhiều cao nguyên rất rộng lớn, như cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, cao nguyên Đăk Lăk, cao nguyên Langbiang và cao nguyên Di Linh. Các đỉnh núi cao ở vùng biên giới Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển. Mạch núi Trường Sơn coi như là cánh cung rộng lớn, mặt lồi quay về hướng biển đông, có hai cạnh sườn không cân đối.

đèo ngang

Hình ảnh: địa hình miền Trung Đèo Ngang.

Sườn phía đông dốc xuống biển như những cánh tay dài với ra trùng dương, tiêu biển nhất là ở dãy đèo Tam Điệp (Ninh Bình), đèo ngang (ranh giới Hà Tĩnh và Quảng Bình), đèo Hải Vân (ranh giới giữa thừa thiên Huế và Đà Nẵng, và Đèo Cả (ranh giới Phú Yên, Khánh Hoà). Sườn phía Tây thoải dần xuống thung lũng sông Mê Kong, chân đặt ở vùng thảo nguyên Đồng Nai, miền Đông Nam bộ.

Các mạch núi ở Trung bộ thường đâm ngang sát biển, không dành chỗ cho đồng bằng châu thổ phát triển nên đồng bằng và thềm lục địa đều hẹp. Các mạch núi với các “tay với” cũng tạo cho dãy bờ biển từ Sầm Sơn (Thanh Hoá) vào tới Nam Bình Thuận có hình dáng khúc khuỷu, gập ghềnh, chớn chở. Có chổ núi cao đến 2000m sát bờ biển và sát cạnh với các hỗ biển sâu cũng tới 2000m tạo thành một khu vực đầy bí hiểm như ở vùng núi Hải Vân. Khu vực Trung bộ ít có vùng núi đồi thấp, trung du rõ nét như ở miền Bắc và Đông Bắc của Bắc Bộ.

Địa hình toàn khu vực Trung bộ có thể hiểm trở, khó thông thương với các vùng lân cận phía Tây, tuy nhiên sự giao lưu giữa hai miền Bắc – Nam xuôi ngược tương đối thuận lợi dễ dàng, bởi quốc lộ 1 và đường sắt xuyên quốc gia từ Hà Nội vào tới Sài Gòn đã được thiết lập.

bạch mã

Hình ảnh: điạ hình miền Trung dãy Bạch Mã

Từ núi Động Ngài và Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) trở vào, khu vực Nam Trung bộ khởi sắc hơn miền Bắc Trung bộ. Khu vực phía Nam này có một vùng sơn nguyên rộng lớn, trong đó có cả một số cao nguyên và bình nguyên đất đỏ bazan với dạng xếp tầng, chênh lệch nhau tới 500m. Chung quanh là các mạch núi ở phía Bắc và phía Nam Sơn Nguyên.

Phía Đông của Nam Trung bộ cũng có các mạch núi Nam Trường Sơn đâm ngang, chia cắt địa hình thành những ô nhỏ. Phần còn lại ở phía Nam là đồng bằng tương đối rộng lớn.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946