Vùng duyên hải Nam Trung bộ được thiên nhiên ưu đãi có vùng biển đẹp, bãi cát trắng mịn, du lịch Nam Trung Bộ đang được giới du khách quan tâm. Hiện vùng nam trung bộ và Nam bộ gồm 29 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương từ tỉnh Bình Định trở vào. Vùng này có trung tâm du lịch là thành phố Hồ Chí Minh.
Cả vùng được phân làm 4 tiểu vùng: Tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận, Tiểu vùng Tây Nguyên ở Trung bộ gồm có 5 tỉnh là Gia Lai, Kon Tum, Đắk lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, Tiểu vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và tp Hồ Chí Minh.
Hình ảnh: vùng du lịch Nam Trung Bộ, bờ biển đẹp.
Tiểu vùng Tây Nam Bộ gồm các tỉnh Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ có hệ thống kết cấu hạ tầng tốt cùng các cơ sở hỗ trợ khác đa dạng tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Về tài nguyên rừng – núi, tính đến đầu thế kỷ XXI, Việt nam có 107 khu rừng được bảo vệ với diện tích gần 2.381.790 ha, trong số đó có một số khu rừng có thể mở rộng, 12 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng lịch sử – văn hoá – môi trường:
Vườn quốc gia gồm các khu rừng với mục tiêu là bảo tồn hoặc vài hệ sinh thái, riêng mục tiêu đối với hoạt động du lịch Nam Trung bộ là phát triển du lịch sinh thái.
Khu bảo tồn thiên nhiên gồm các khu rừng bảo vệ các thảm thực vật và động vật để phục vụ các công trình nghiêm cứu. Các khu bảo tồn thiên nhiên này cũng được ngành kinh tế du lịch khai thác theo loại hình du lịch sinh thái.
Khu rừng lịch sử – văn hoá – môi trường gồm các khu rừng vốn có các di sản lịch sử văn hoá, các khu nghỉ dưỡng với phong cảnh thiên nhiên có giá trị đối với sức khoẻ của du khách, đặc biệt hình thái môi trường cảnh quan có ấn tượng tốt đối với du khách.
Trong các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng lịch sử – văn hoá – môi trường nói trên đã có không ít tài nguyên du lịch cho đến nay thực sự phát huy vai trò đầu tàu đối với các loại hình du lịch của đất nước.
Điều rất rõ đối với Việt Nam là tính đa dạng sinh học trong từng vùng có những đặc điểm riêng do các yếu tố sinh thái gắn với đặc điểm của môi trường ở từng vùng. Vì thế đối với hoạt động du lịch cần chú ý đến vấn đề này để khai thác, tận dụng có hiệu quả các yếu tố sinh thái về các tài nguyên sẵn có để phát triển bền vững. Trong quy hoạch đối vứoi vùng lớn đã rõ, còn đối với các vùng nhỏ hoặc các khu du lịch, điểm du lịch… nhất thiết không được cào bằng các yếu tố sinh thái thì mới xác định được đúng đắng tính đa dạng sinh học đó.
Về mảng du lịch lớn như vùng đồng bằng sông Hồng, rõ ràng diện tích vùng đất là có hạn do hệ thống sông Hồng có sông Thái Bình bồi đắp từ hàng ngàn năm. Về yếu tố sinh thái tự nhiên ở các tiểu vùng trong Vùng đồng bằng sông Hồng đã có những đặc điểm nhiều ít đều có sự khác nhau; còn các yêu tố sinh thái nhân tạo, nhất là các di sản văn hoá phi vật thể có những nét không giống nhau rất rõ. Nhìn về các vùng như Tam Đảo, Ba Vì, Tam Cốc, Bích Động, Tiền Hải, Xuân Thuỷ, Kim Sơn, Tam Điệp,..vv. các loài động vật, thực vật có những nét riêng biệt.
Đăng bởi: du lịch việt