Ca nhạc Huế ra đời từ đầu thế kỷ XIX dưới triều nhà Nguyễn là loại ca nhạc thính phòng với tính chất cung đình, đặt biệt được phát triển mạnh vào triều vua Tự Đức. Vào cuối thế kỷ này ca nhạc Huế dần được truyền bá rộng ra ngoài cung cấm, và từ đó cũng dần dần được bổ sung các điệu hò, lý trong nền dân ca của vùng lãnh thổ gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên.
Đến nay trong ca nhạc có sự đan xen những điệu hát dân gian với những bài bản vốn là nguồn gốc cung đình. Vào đầu thế kỷ XX, nhạc Huế còn được sân khấu hoá và trở thành một loại hình sân khấu truyền thống mới là kịch ca Huế. Ca nhạc Huế đã phát triển yếu tố khí nhạc khá cao nên có thể trình tấu các tiết mục khí nhạc thuần tuý về độc tấu, song tấu,… đồng thời nó mang âm hưởng riêng của dân ca người Việt ở miền Trung có hoà quyện các yếu tố âm nhạc của dân tộc Chăm, Hoa.
Thuận Hoá – Phú Xuân – Huế có bè dày lịch sử 700 năm, tính từ khi Huyền Trân công chúa về với vua Chế Mân và hai châu Ô, Rí được chọn làm sính lễ cho Đại Việt. Trong thời gian dài, đặt biệt có 400 năm là thủ phủ của xứ Đàng Trong, là kinh đô chính thức cuối cùng triều đại phong kiến Việt Nam.
Lúc này văn hoá dân gian, ca Huế phát triển từ cái nôi của văn hoá Đại Việt nhưng khiến nhạc Huế có những nét đặc trưng, yếu tố ngữ điệu tác động vào nét giai điệu âm hưởng của điệu nam hơi ai trong các giai điệu dân ca.
Ca nhạc Huế mang nhiều yếu tố đặc trưng địa phương, gắn với ngữ âm giọng nói Huế hoặc nói cách khác là mang tính hệ quả do mối quan hệ gắn bó với nền âm nhạc xứ Huế và nó là điểm nhấn trong quá trình phát triển của giai điệu âm nhạc cổ truyền xứ Huế.
Ngoài ra Thừa Thiên Huế có những nét văn hoá dân gian đặc sắc khác, có dịp du lịch Huế bạn có thể trải nghiệm những giai điệu hấp dẫn này.