Administrator

Tin tức - 16/01/2019 - 388 Lượt xem

Tổng Quan Về Sông Núi Miền Trung

Trung bộ có sắc nét đặc thù về hình thể. Phía đông là dãy bờ biển uốn lượn với những vịnh lớn nhỏ mỹ miều. Phía Tây là dãy Trường Sơn được coi là xương sống chẳng những của vùng này mà còn coi là của toàn thể lãnh thổ. Nối liền Trường Sơn với duyên hải có 3 đèo lớn được coi là “cánh tay với ra biển xanh”: đèo ngang, đèo Hải Vânđèo Cả, cùng với những dòng sông uốn mình từ trên núi cao đổ nước xuống đồng bằng, tạo cho cảnh quan Trung bộ có những đặc sắc trong cả tưởng nghỉ và thực tế tự nhiên.

núi trường sơn

Chính các dòng sông này cũng làm nên những điều kỳ thú: hình thành các con suối trữ tình và không ít những ngọn thác kỳ vĩ nổi tiếng tuyệt vời cho đất nước ta.

Núi Và Sông Miền Trung.

Các dòng sông từ phía Tây đổ ra biển Đông ở Trung bộ đều có thượng nguồn là các dòng chảy tập hợp từ trên núi cao. Rất nhiều đỉnh núi thuộc dãy Trường Sơn ở độ cao trên 2000m. Tiêu biểu nhất là núi Pu Xai Lai Leng ở Hà Tĩnh cao 2.711m, núi Ngọc Lĩnh trong dãy Hoa Cương cao nhất phía Nam và hiểm trở thuộc vùng bắc tỉnh Kon Tum, có đỉnh ở độ cao 2.596m. Trong dãy Hoa Cương này có đỉnh Ngọc Phan cao 2.251m. Vùng núi phía bắc tỉnh Kon Tun là nơi bắt nguồn của các sông Tranh, sông Thu Bồn (chảy qua tỉnh Quảng Nam), sông Trà Khúc (đổ xuống đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi).

Tại Kon Tum có sông Đakbla, một nhánh của sông Pô Kô, giữa đồng bằng nhỏ cao 525m. Tỉnh Gia Lai là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về miền duyên hải và Campuchia như Krông Pă (sông Ba), Sesan… tại Quảng Nam có các núi cao như Lam Heo (2.045m), Tion (2.032m), Gole Lang (1.855m) nằm trong huyện Phước Sơn. Tại tỉnh này có 3 sông lớn có đầu nguồn từ trên dãy Trường Sơn đổ xuống biển Đông là Vu Gia, Thu Bồn và Tam Kỳ.

Núi (chư) Yang Sin ở tỉnh Lâm Đồng cao 2.045m là thượng nguồn của sông Đạ Đờn (bản đồ cũ do người pháp vẽ ghi là Đa Dung) chia ra làm nhiều nhánh là các sông Đồng Nai (xuống phía Nam), La Ngà (nam Trung bộ – Bình Thuận) và sông Cái Ya Tran (sông Nha Trang).

sông thu bồn

Hình ảnh: sông Thu Bồn.

Trong số các dòng sông trữ tình, có cảnh đẹp thơ mộng nổi tiếng ở Trung bộ được ca ngợi qua thơ nhạc, sông hương ở Huế và sông Thu Bồn ở Quảng Nam được coi là tiêu biểu nhất. Riêng sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra biển Thuận An, có diện tích lưu vực là 300km2

Do đặc tính nước lững lờ như ngừng chảy, cảnh quan hai bên bờ đẹp gợi nhìn, nhất là từ xưa đã chảy qua một vùng đầy hương thơm của các loài hoa màu sắc (do vậy mới được đặt tên thành tên) với dáng vẻ mỹ miều, được dân gian từ lâu coi là dòng sông tiêu biểu cho cả vùng Trung bộ và được ví như cô gái Huế mộng mơ luôn bồi đắp công sức và vẻ đẹp cho đất Thần Kinh (cũng như sông Hồng tiêu biểu cho Bắc bộ và thành Thăng Long, sông Cửu Long cho Nam bộ và Tây Đô Cần Thơ).

sông cửu long

Hình ảnh: sông Cửu Long.

Sông Hương, sông Hồng, sông Cửu Long cũng là ba dòng sông đẹp điển hình cho từng miền của đất nước  ta. Thơ, nhạc, văn xuôi xưa nay từng viết nhiều về sông Hương và ca Huế, hò Huế cũng “bám chặt” vào dòng sông này như hình với bóng. Người ta đã nói”ca, hò Huế mà không có sông Hương thì không còn là ca hò Huế đích thực nữa” ngay cả chiếc cầu Trường Tiền, tà áo dài trắng cùng chiếc nón bài thơ, mái tóc thề của các thiếu nữ trẻ cố đô có sắc nét dáng vẻ đặc thù địa phương cũng dính dáng ít nhiều tới dòng sông thơ mộng, trữ tình này.

Ngoài sông Hương, vùng Thừa Thiên Huế còn có các dòng sông thắng cảnh như sông Bồ, sông Truồi, sông Ô Lâu…

Một dòng sông mang tính lịch sử ở Quảng Trị là ông Bến Hải, cũng gọi là sông Hiền Lương, có thương nguồn là sông rào từ Trường Sơn đổ ra cửa Tùng. Xưa kia, sông Hiền Lương được gọi là Minh Lương. Trong thời Nguyễn vì ky huý vua Minh Mạng nên Minh Lương đổi lại thành Hiền Lương.

Trên dãy Trường Sơn – Tây Nguyên có những dòng sông kỳ vĩ như Krông (có nghĩa là sông) Pă, Krông Knô (sông đực, có ngừoi diễn giải là sông chồng), Krông Ana (Kon Tum) (sông cái có người gọi là sông vợ), sông Srepok (chảy qua khu vực hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông. Riêng sông Srepok là một dòng sông kỳ diệu vì có nhiều đặc tính: đẹp trữ tình, kỳ vĩ, tạo ra nhiều thác ghềnh, suối ngoạn mục và được coi là dòng sông chung thuỷ muôn đời với đất, núi rừng Việt Nam.

Hầu hết các dòng sông có thượng nguồn từ trên vùng núi cao đổ ra đại dương và dòng nước không bao giờ trở lại, riêng Srepok không chảy ra biển đông. Dòng chảy quanh quẩn ở núi rừng Tây Nguyên, qua biển hồ Campuchia dẫn cá ngon đem về hồ Lak (Đăk Lăk) nuôi sông người dân M’Nông Lăk ở địa phương này từ bao đời qua. Có người mệnh danh cho dòng sông trữ tình kỳ diệu này là “dòng sông trở lại”, sau khi khám phá ra rằng dòng sông Srepok đã tạo nên hệ thống thác kỳ vĩ và những phụ lưu len lỏi vào rừng sâu ở Buôn Đôn (Đăk Lăk) với 7 nhánh và như Krông Pak (Kon Tum), thác Gia Long, hệ thống thác Dray Sap – Thác Dray Nưr… ở huyện Krông Knoo thuộc tỉnh Đăk Nông (hệ thống thác này trước thuộc tỉnh Đăk Lăk, khi Đăk Nông chưa tách riêng thành tỉnh 2003).


Đăng bởi: du lịch việt

 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946