Administrator

Tin tức - 25/07/2019 - 409 Lượt xem

Tổng Quan Về Nghi Thức Lễ Cưới Của Dân Tộc Việt Nam

Lễ cưới đối với người Việt Nam là một lễ rất quan trọng vì lễ này ghi nhớ thời điểm trai và gái thành vợ chồng và bắt đầu cuộc sống mới. Từ xa xưa lễ cưới rất phức tạp. Trước hết nhà trai phải làm lễ dạm hỏi, sau khi hai gia đình đã hứa hẹn thông qua người thân và bạn bè trong xóm, trong làng trao đổi, ngỏ ý với nhà gái.

Sau lễ dạm hỏi thì đôi trái gái mới chính thức hứa hôn với nhau và làm lễ sêu, như nhà trai đem hoa quả đến biếu tặng nhà gái. Khi đã chọn được ngày lành, giờ tốt, kể cả tháng tốt, nhà trai ngỏ ý với nhà gái xin làm lễ thành hôn. Sau lễ thành hôn, nhà trai lại đến nhà gái đón dâu và hôm sau có lễ lại mặt, vợ chồng mới cưới cùng nhau về nhà vợ làm lễ gia tiên.

Lễ Cưới ngày Nay.

Những năm gần đây, lễ cưới được diễn ra gọn nhẹ hơn, qua các bước, như tìm hiểu, ăn hỏi, đăng ký kết hôn và chính thức làm lễ cưới. Lễ cưới thường được tổ chức trang trọng và vui thân như một ngày hội giữa hai họ nhà trai và nhà gái cùng bạn bè thân quen,…

Trong lễ cưới ngày nay dân tộc kinh được tổ chức tại nhà hàng hoặc tại gia đình để mời bạn bè cùng đến chung vui. Người vị khách được mời sẽ mang theo đồ mừng đám cưới hoặc tiền được bỏ vào bì thư. Trong đám cưới, ban lễ tân sẽ đứng ra nhận quà mừng.

lễ cưới

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều đôi vợ chồng thường đi du lịch Đà lạt, Phú Quốc,… để chụp ảnh kỷ niệm với quang cảnh đẹp. Trong đám cưới thì chụp hình quay phim. Sau lễ cưới thì đôi vợ chồng trẻ có thể đi hưởng tuần trăng mật đây là hình thức được du nhập từ bên ngoài.

Một dân tộc khác, ngoài dân tộc Kinh, cũng có nét riêng về lễ cưới, song nói chung vẫn mang ý nghĩa trang trọng tình cảm giữa hai gia đình nhà trai và nhà gái. Đó là lễ cưới của dân tộc Co.

Phong Tục Cưới Hỏi Dân Tộc Co.

Ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có gần 22.000 người thuộc dân tộc Co và một ít sinh sống ở tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, cuộc sống vật chất của người Co được quan tâm hơn, do đó họ ra sức giữ gìn các phong tục, tập quán của thế hệ tiền bối để lại, trong số đó tập tục quan niệm tình yêu và hôn nhân được thực hiện rất nghiêm túc như tục trao trầu cau sau đây:

Khi người Nam và nữ dân tộc Co đã tìm hiểu, họ thực hiện việc trao với nhau miếng trầu cau. Quả cau được róc vỏ và bổ đôi, lá trầu cũng róc đôi và quệt vôi rồi được têm thành miếng. Cả miếng trầu và cau đó được bói trong một mảnh vải vuông vắn và khi nam nữ gặp nhau, người thanh niên nam thường mở đầu câu chuyện hàn huyên và chuyển tận tay miền tràu cau cho người bạn gái một cách thân mật. Chính lúc này là lúc bắt đầu mối tình giữa hai người, người bạn gái đã đồng tình để người bạn trai có dịp tìm hiểu về mình.

Các lần sau cứ tiếp tục mời nhau ăn trầu, cũng tức là họ sẽ có dịp ước hẹn với nhau ngày làm lễ cưới và báo cho hai bên cha mẹ cùng biết. Nếu người bạn gái vì một lý do nào đó không đồng thuận mối tình hoặc không tiếp tục tìm hiểu nhau nữa thì không nhận trầu cau theo cách mời nhau như đã làm nữa.

Quả thật, tục trao trầu cau của thanh niên nam nữ thuộc dân tộc Co ở Quảng Nam và Quảng Ngãi trong mối quan hệ lứa đôi là một tập tục đẹp, thể hiện bản sắc riêng có vừa trong sáng, vừa có ý thức cộng đồng truyền thống nếu đôi thanh niên nam nữ nào đã cố ý vượt quá giới hạn nói trên thì sẽ bị xử phạt thuỳ theo mức độ vi phạm tập tục truyền thống đó.

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946