Một thời gian dài sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hoạt động du lịch chưa được tổ chức có hệ thống. Nước ta có tài nguyên du lịch phong phú nhưng chưa được khai thác. Trước năm 1990, hoạt động du lịch do bộ Văn hoá thông tin phụ trách. Đến kỳ họp thứ 9 của quốc hộ khoá VIII, bộ Thương Nghiệp được đổi tên thành Bộ Thương Mại – Du lịch, do đó chức năng và tổ chức quản lý hoạt động du lịch từ bộ văn hoá – Thông tin được chuyển sang bộ thương Mại – Du Lịch. Không lâu sau đó, ngày 25 tháng 2 năm 1992, chính phủ quyết định thành lập tổng cục du lịch với nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động du lịch trong cả nước dưới sự chỉ đạo của chính phủ.
Ngày 8 tháng 2 năm 1999, Uỷ ban thường vụ quốc hội nước Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành pháp lệnh du lịch, trong đó, điều 10 nêu rõ tài nguyên du lịch Việt gồm: “Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Điều 11 của chương II về “Bảo vệ, khai thác sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch” của Pháp lệnh du lịch cũng quy định: “tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du lịch chưa khai thác.
Căn cứ vào quy định của chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có trách nhiệm xác định khu vực có tài nguyên du lịch.
Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của đảng cộng sản Việt Nam năm 2001, về phát triển du lịch, trong nghi quyết ghi rõ: “Phát triển du lịch thất ự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước.
Để thực sự đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm từ 1996 đến nay, ngành du lịch đã bước đầu khai thác các loại tài nguyên sẵn có của đất nước với phương châm đúng đắn là tổ chức và quản lý phải thực sự bền vững, điều mà tổ chức du lịch thế giới đã khẳng định.
Hoạt động của ngành kinh tế du lịch ở Việt Nam được tiến hành theo nhiều loại hình du lịch đa dạng, trong đó có nhiều loại hình du lịch dựa vào các tài nguyên tự nhiên có sẵn như tài nguyên rừng, núi với những cảnh rừng đặc biệt, những cảnh đèo thông thoáng, ngoạn mục, những thác nước trắng xoá đẹp đẽ, những suối nước lượn vòng, những hang động độc đáo, hiếm có,.vv..v
Tài nguyên về vùng biển, đảo, cửa sông, bãi tắm, đầm phá hiếm có, tài nguyên về vùng đồng bằng với những đô thị có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, căn cứ cách mạng, cảnh hồ trong xanh, phố cổ lịch sử, bảo tàng lịch sử, làng nghề truyền thống,..vv.. tài nguyên về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể nói lên truyền thống riêng có của các dân tộc ở các vùng trong nước được bảo tồn qua hàng nghìn năm lịch sử.
Những tài nguyên tự nhiên trên đều quần tụ trên môi trường địa lý có sẵn. Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á có điều kiện thuận tiện về địa lý. Đối với đường thuỷ là điểm gặp giữ biển Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Đối với đường bộ thì phía bắc Việt Nam tiếp giáp nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, phía tây giáo với Cộng Hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, phí đông và nam tiếp giáp với biển Đông và vịnh Thái Lan. Về tổng chiều dài đường biển dọc theo đất liền là hơn 3.730km.
Về diện tích đất liền và hải đảo, trong số các hải đảo này có một số quần đảo, thì tổng điện tích Việt Nam có là 329.229,18km2, lại có cả vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế rộng. Về chiều dài từ bắc xuống nam là trên 1.650km. Nơi đất liền rộng nhất ở phía bắc là trên 600km và ở phía Nam là trên 400km, còn nơi đất liền hẹp nhất có chiều rộng khoảng 50km ở tỉnh Quảng Bình.