Nghề kim hoàn tại nước ta được hình thành từ khá sớm, từ cuối thế kỷ 18, do hai cha con nhà họ Cao là Cao Đình Độ và Cao Đình Hương lập nên, người đời sau gọi họ là ông tổ nghề Kim hoàn Việt Nam.
Nghề Kim Hoàn là một trong những nghề cổ xưa nhất của nước ta, không những người ta dùng vàng, bạc làm tiền tệ trong việc giao lưu, trao đổi hàng hoá ngày nay, mà còn làm các đồ trang sức. Theo sử sách ghi chép đất tổ của nghề đúc vàng là Đinh Công, huyện Thanh Trì, tp Hà Nội, còn đất tổ của nghề đúc bạc là Đồng Tâm, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Nghề đúc vàng và đúc bạc gốc là ở Châu Khê, Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
1. Thợ Kim Hoàn là ai ?
Công việc của một người thợ kim hoàn là tạo ra những sản phẩm trang sức tinh xảo, là người nghệ nhân sử dụng những kỹ thuật để tạo nên những vẻ đẹp sang trọng và tinh tế nhất của các kim loại quý, hiếm.
Người thợ kim hoàn sẽ trực tiếp gọt dũa, lắp ráp đồ kim loại như vàng, bạc, đồng theo mẫu có sẵn hoặc chuyên cẩn hột vào món hàng đã được người khác lắp ráp, để tạo nên những sản phẩm là chiếc bông tai, nhẫn, dây chuyền,.. đẹp mắt. Tuỳ theo trình độ sẽ có những người thợ chuyên cắt mài, đánh bóng hột đá, người tay nghề cao sẽ được xã hội tôn vinh là nghệ nhân. Nghệ nhân giàu kinh nghiệm sẽ sáng chế những mẫu trang sức mới, được xã hội yêu thích.
2. Công Việc Thợ Kim Hoàn ?
Người thợ kim hoàn thời nay khác xưa là đã có thể áp dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật để có thể cho ra đời những sảm phẩm tinh tế, hoàn hảo hơn, tiết kiệm được thời gian làm việc.
Công việc của họ như sau:
+ Khi nhận những kim loại quý giá như vàng, bạc, đá quý chưa được mài dũa sẽ lên kế hoạch để gia công, chế tác, gọt dũa…
+ Sử dụng những thiết bị công nghệ tiến bộ như: laser, CaD – CAM, công nghệ đúc hột đá, cắt gọt, với dao kim cương…
+ Ráp, nhám, đánh bóng, hàn những sản phẩm, chạm khắc hoa văn đặc sắc trên kim loại quý này.
+ Sửa chữa, phục hồi trang sức bị hỏng, chỉnh kích cỡ của đồ trang sức theo yêu cầu khách hàng.
+ Thẩm định chất lượng sản phẩm, đánh giá bề mặt đá quý, vàng, bạc… từ đó xác định giá trị của nó.
+ Những kim loại quý như kim cương, ruby, lục bảo, vàng, bạc… chưa được mài dũa, dưới bàn tay của người thợ kim hoàn sẽ trở đẹp toả sáng, vẻ đẹp sắc sảo, tinh tế…
Tại Việt Nam có nhiều cơ sở chuyên chế tác những mặt hàng kim cương, vàng bạc, đá quý, có dịp đến với những thành phố lớn, du lịch Sài Gòn, Hà Nội, bạn có thể tìm hiểu thêm về công việc của các nghệ nhân ở đây.