Administrator

du lịch miền nam, Tin tức - 02/12/2018 - 442 Lượt xem

Tiềm Năng Du Lịch Thiên Nhiên Rừng Phước Bửu, Bà Rịa Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có rừng phước Bửu vẫn còn nguyên sinh. Từ xa xưa, vùng núi này rất rộng, bao gồm rừng lá của phía bắc tỉnh Đồng Nai. Rừng Tánh Linh, Nam Bình Thuận, có nhiều thú dữ như cọp, beo, voi, di tích Hàng Gòn (Đồng Nai phát hiện một nền văn minh phía nam có từ 3000 đến 4000 năm cách ngày nay ở vùng rừng nay. Người tiền sử sống ven biển cư trú dọc theo bờ biển Xuyên Mộc.

Phước Bửu

Hình ảnh: Một mảnh của Rừng Phước Bửu.

Trong sử sách có viết “dấu chân người tiền sử ở Đồng Nai” có những chi tiết chú ý liên quan tới cả vùng rừng già Phước Bửu tự ngàn xưa.

Việc phát triển các công cụ chế tác từ mảnh tước basalte mà các nhà khảo cổ gọi là biface, clacton ở Dầu Giây, Cẩm Tiên, Hàng Gòn, Dốc Mơ chứng tỏ con người có mặt từ rất sớm. Các nhà xã hội học thường ví von nơi đây là “chiếc nôi” của “buổi bình minh” của xã hội loài người. Chủ nhân của các công cụ ấy sống cách đây non nửa triệu năm… Phải mất khá nhiều thời gian, công sức và cả trí tuệ của nhiều ngành khoa học, trong nước, ngoài nước người ta mới khám phá, lan toả rực rỡ của nền văn minh tiền sử ấy.

Cầu Sắt, suối Linh ghi nhận yếu tố văn minh hậu kỳ đá mới cách nay 5000 năm là công trình khai quật khảo cổ đầu tiên sau giải phóng với những rìu đá, dao cắt còn thô sơ chứng minh sự bùng nổ kỳ diệu một nền văn minh kim khí rực rỡ mênh mông. Hàng trăm địa điểm khảo cổ học thuộc thời kỳ này được phát hiện, khảo sát, khái quát, gốm xương, đồng, sứ được thu nhận, nghiêm cứu, xử lý.

Phước Bửu

Hình ảnh: hoa Rừng Phước Bửu.

Chưa ở đâu nhiều di chỉ khảo cổ như ở Đồng Nai, chỉ riêng một ấp Hàng Gòn, xã Xuân Tân vào giữ thế kỷ này được E. Saurin ghi toạ độ 10 địa điểm khảo cổ học, gần đây chúng ta còn biết thêm 2 địa điểm nữa.

Hòn Gòn 6 là một ngôi mộ đá Bolmen thuộc văn hoá Megalithe là một công trình kiến trúc tối cổ điển hình ở Đông Nam Á. Hàng ngàn năm trước người Hàng Gòn đã đẻo gọt những tảng hoa cương, sa thạch hàng chục tấn, di chuyển hàng trăm cây số đến Hàng Gòn để xây dựng ngôi mộ này và cho đến nay những hiểu biết của chúng ta cũng chỉ là phỏng đoán.

Không xa nơi đó, bộ qua đồng Long Giao tìm thấy giữa miệng phiểu của một núi lửa đã ngừng hoạt động là một bộ sưu tập vũ khí đồng đặc sắc cả về số lượng tầm vóc và trình độ kỹ thuật. Từ xưa, qua đồng Long Giao góp phần khẳng định nền văn minh Lạc Việt. Nhìn lướt qua, không ai không liên tưởng đến những trống đồng Đông Sơn.

Phước Bửu 2

Hình ảnh: Rừng Phước Bửu.

Di chỉ cư trú, mộ táng, công trình thủ công thuộc thời kỳ này xuất hiện trên hầu hết mọi loại địa hình dưới lớp dung nham trong tầng phù sa cổ và cả giữa lần cát trắng ven biển. Các di chỉ Ngãi Thắng, Gò Me, Bình Đa nằm dưới nền móng khu Công Nghiệp Biên Hoà nên bị phá huỷ gần hết, dù Hamy đã biết trước đó gần 100 năm. Tuy nhiên Bình Đa với độ đàn đá gồm 47 thanh đoạn nằm yên giữa tầng văn hoá 3180 cộng 50 năm (niên đại C14) là một dữ kiện quý hiếm của khảo cổ học nói chung và cho loại hình đàn đá đặc sắc của Việt Nam nói riêng.

Mới đây, trong chương trình nghiêm cứu đề tài “tiền sử Đồng Nai” khảo cổ học đã đưa ra ánh sáng ngôi nhà sàn tiền sử ngủ yên 2.500 năm dưới lớp bùn Bưng Bạc. Cái lăng còn lưu lại vết chặt đẽo ngàm của lưỡi rùi đồng cùng với nhiều khuôn đúc đồng và cả một quy trình chế tác vòng trang sức bằng đá. Bưng Bạc, Cái Vạn, Cái Lăng, Xuyên Mộc được xem như những địa điểm cư trú của lớp cư dân ven biển xa xưa.

Phú Hoà, suối chồn, Hàng Gòn (Xuân Lộc) với những khu mộ táng đã cung cấp cho khảo cổ học hiểu biết về nguồn gốc và dung mạo xã hội loài người khi biết sử dụng quặng sắt để luyện kim. Sắt thay thế đồng thời với độ cứng của nó đã đưa kỹ thuật chế tác của những nghệ nhân nguyên thuỷ tiến lên một bước dài. Những công cụ bằng sắt, thuỷ tinh và đá quý chôn theo mộ cho đến nay vẫn làm chúng ta sững sờ thán Phục.


Đăng bởi: du lịch Việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946