Côn Đảo cách Vũng Tàu 97 hải lý, cách cửa sông Hậu 45 hải lý, là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nếu khai thác đúng mức và phát triển các tiện nghi ăn ở, hệ thống các tàu thuyền, máy bay thực hiện tour nối liền với các đảo, huyện Côn Đảo sẽ thật sự trở thành thiên đường xanh có tính cách quốc tế ở vùng biển phía đông nam nước ta.
Tổng diện tích của 16 đảo là 72,18km2. Khoảng 20 bãi tắm vẫn còn vẻ nguyên sơ. Những ngọn núi dịu hiền. Tại hòn Bà, tức Côn Lôn nhỏ có đỉnh núi cao 321m rất trữ tình nên được gọi là Đỉnh Tình Yêu. Khu rừng nguyên sinh đầy tiềm năng.
Thị trấn Côn Đảo có nhiều con đường đầy cây bàng cổ thụ rợp bóng dịu mát nên được du khách mệnh danh là thị trấn Cây Bàng. Có thời gian huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang vì gần Cần Thơ nên nay rất nhiều công nhân viên chức và cư dân có gốc gác Cần Thơ. Hương vị ẩm thực cũng ảnh hưởng Cần Thơ. Về trái cây, xoài trồng ở Côn Đảo có mùi thơm và ngọt lim, cũng gốc là xoài Thanh ca ở Cần Thơ.
Côn Đảo bắt đầu trồng lúa để tự túc dần nhiều thửa ruộng mỹ miều tươi xanh nhờ giếng nước ngọt khắp đồng.
Côn Đảo có nhiệt độ trung bình hàng năm 26 độ c khí hậu đại dương dễ chịu. Cả quần đảo có trên 200km bờ biển, nhiều bãi tắm hoang sơ với rừng dừa thơ mộng.
Lịch sử Côn Đảo được ghi nhận như là một vùng đảo được khám phá lâu đời tại nước ta. Vào thế kỷ thứ 12, năm 1284, một đội tàu của nhà thám hiểm Marco Polo (Ý) đã vào Côn Đảo để tránh bão, nhưng cũng bị chìm mất 8 chiếc. Trước năm 1500, hải thuyền Bồ Đào Nha đến đây lần đầu tiên.
Năm 1686, chúa Hiền Nguyễn Phước Tần cho phép một người Pháp tên là Verret mở cửa hàng ở Cùa lao Côn Lôn tức Côn Đảo ngày nay. Ý định của người Pháp này là mở trung tâm giao dịch thương mại với các thương thuyền Âu Á thường xuyên di chuyển ngang qua nơi đây.
Các nhà hàng hải quốc tế và bản đồ hải hành xưa kia ghi tên đảo là Poulo Condor. Poulo hay Paulo, cũng giống như Palo, Pilu, Pulu Pelu… Theo thổ ngữ malaysia là đảo,m Condor có thể là phiên âm của Côn Đảo.
Năm 1783, chúa Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn rượt đuổi đã chạy trốn ra đảo này.
Ngày 28-11-1787, hiệp ước Versailles được ký kết giữa vua Louis thứ 16 của Pháp với Pigeau De Behaine, thay mặt của Nguyễn Ánh giành quyền cho người Pháp khai thác nguồn lợi tại quần đảo này.
Ngày 28-11-1861, thực đân Pháp đánh chiếm Côn Đảo. Ngày 20-03 đến 19-0401895 nhà soạn nhạc trứ danh Pháp là Camille Saint Seans đã đến ở Côn Đảo hoàn tất chương cuối cùng của vở nhạc Kịch bất hủ Brunenhilda tại đây.
Hiện nay, còn đấu tích của nhà soạn nhạc lớn này (có chân trong Viện hàn Lâm Paris, Pháp) tại di tích công quán ở đường Tôn Đức Thắng (đường chính dọc theo bờ biển).
năm 1956, Côn Đảo về mặt hành chính là tỉnh Côn Sơn,m dưới chế độ của Ngô Đình Diệm.
Từ năm 1862 – 1975, Côn Đảo bị biến thành “địa ngục trần gian” với hệ thống nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, đến quốc Mỹ và chế độ Sài Gòn.
Đăng bởi: du lịch việt