Administrator

Cẩm nang du lịch, Tin tức - 13/11/2018 - 641 Lượt xem

Tiềm Năng Du Lịch Miền Tây Nam Bộ

Người dân tp Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung, miền bắc hay du khách nước ngoài đều xem du lịch tây nam bộ là một trong những điểm thăm quan lý tưởng. Tại miền tây, bạn có thể có một cuộc sống hoà mình vào tự nhiên, với những cảnh đẹp hoang dã, những người dân hiền lành, chất phác, yêu mến du khách.

du lịch tây nam bộ

Cần Thơ, là đô thị loại I, về hành chính thuộc về trung ương, cũng được kể từ khá lâu như là thủ phủ của miền Tây, nên được gọi là Tây Đô. Nơi đây cũng đã từng nổi danh là một vựa lúa của miền Tây Nam Bộ. Xưa kia miền Tây chỉ làm 2 vựa lúa trên một năm. Vùng nước nổi như An Giang – Châu Đốc, người ta dùng phương pháp xạ lúa và mỗi năm chỉ được có mỗi môt mùa vụ. “sạ” là rải giống trên khu vực đất ngập nước, không gieo cấy mạ. Giống lúa được xạ rất đặt biệt, nước dâng tới đâu, giống lúa này lên theo và trổ bông sinh lúa trên mặt nước tới đó. Có người nói rằng giống lúa này là giống lúa trời, sinh trưởng theo tự nhiên, thời tiết. Khi lúa chín, người ta chèo xuồng đi cắt lúa, đem về sân nhà trên đất khô đập lấy hạt lúa.

Ngày nay với phương pháp canh tác mới theo khoa học, phần lớn nhờ công tác thuỷ lợi hữu hiệu, người dân miền tây đã làm được ba vụ lúa, thậm chí có nơi làm 4 vụ lúa trong năm, với các giống lúa cải thiện, lai giống. Năng suất mỗi hecta tăng cao, có nhiều nơi bình quân trên 5 tấn. Nhiều năm liền, tỉnh An Giang trở thành nơi sản xuất nhiều lúa nhất, đứng đầu cả nước.

Tỉnh An Giang cũng đứng đầu về ngành nuôi cá bè, với hệ thống quy mô lớn dọc theo sông Hậu, từ châu Đốc tới An Giang, khu vực quan trọng nhất ở quanh vùng cù lao Ông Hổ, quê hương của cố chủ tịch Tôn Đức Thắng. Vào những năm của thế kỷ 20, một nhà nuôi cá bè trên mặt nước đóng bằng gỗ loại cây căm xe, trị giá từ 700 – 800 triệu đồng gần bằng gấp đôi giá trị của một chiếc xe “cá mập” Toyota, 15 chổ.

Ở miền Tây Nam Bộ chỉ có An Giang và Kiên Giang có một ít núi cao, dọc theo biên giới Campuchia, từ Châu Đốc qua Hà Tiên. Dãy núi Thất Sơn, Bắc An Giang xưa nay có lắm điều kỳ diệu và cũng là nơi được An Giang khai thác hoạt động du lịch tây nam bộ miền núi.

núi sam

Hình ảnh: du lịch tây nam bộ Núi Sam.

Các chùa pháp cổ của người Khmer thời Thuỷ Chân Lạp còn lưu giữ lại cùng với sinh hoạt lễ hội đặc thù của người Khmer, trong đó hội đua ghe ngo, luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Cả vùng phía Tây Nam Bộ có môi trường sinh thái tốt. Những vùng chim cò ở An Giang, Bạc Liêu, bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp cũng là những nơi có lắm điều kỳ thú giữa thiên nhiên hoang sơ.

Vùng tỉnh Kiên Giang và Cà Mau có 2 khu rừng U Minh Thượng và Hạ, khu rừng tràm, rừng sác còn nhiều bí ẩn chưa khám phá hết. Những dòng sông xưa được nhắc đến như một dòng sông huyền thoại, u linh, chẳng hạn như dòng sông Trẹm nay đã trở thành dòng sông nhộn nhịp với cảnh quan sắc màu, trên bờ nhà cao cửa rộng, kiến trúc theo lối mới, buôn bán tấp nập, dưới nước là những tàu thuyền lớn nhỏ lướt phăng phăng, nhất là tàu khách cao tốc tới lui như mắc cửi, khiến ngạc nhiên cho nhiều người lâu ngày mới tới đó.

Sông nước Hậu Giang, kể cả Tiền Giang, không còn lặng lẽ, trầm lắng nữa. Nhiều sông từ ba tới bảy ngã tụ hội trở nên phồng thịnh với các chợ nổi, có màu sắc, hình dáng rất đặc thù. Ngành du lịch ở tỉnh đã trở nên “trăm hoa đua nở” các loại hình dã ngoại trên sông nước và các dịch vụ phục vụ cho du khách ở trên bờ.

du lịch tây nam bộ, du thuyền kết hợp với đờn ca tài tử và ẩm thực là dạng hình phát triển độc đáo ở miền Tây Nam Bộ. Nếu ở Huế có ca hò Huế thì ở khắp các sông nước Tiền Giang, Hậu Giang, nơi nào có du khách đến đều có đờn ca tài tử với các làn điệu vọng cổ mùi mẫn. Đặt biệt hơn những đờn ca tài tử này đều có bia hoặc “nước mắt quê hương” rượu đế sản xuất tại địa phương bằng gạo tẻ, gạo nếp, có khi còn thêm rượu đậu nành đặc chế như ở Sóc Trăng. Ngoài ra còn có các món không thể thiếu: đặc sản vườn như trái cây các loại, nhiều loại cá tôm như cá tai tượng chiên xù, cá hồng, cá lóc, cá rô,….v..v..v.

Hiện du lịch tây nam bộ còn đồng nghĩa với du lịch… ăn uống. Các món ăn đồng nội từ thuở hoang sơ và khai phá khá đơn giản được phổ biến, không những tại các tỉnh miền tây, còn lan truyền tới tp Hồ Chí Minh. Nào chuột đồng, rắn, ếch, chim chàng nghịch, ốc cao, các loại ốc ngọt, đuôn cổ hủ dừa, đuôn chà là… Tp Hồ Chí Minh đều có đủ cả ở các “làng”, khu ăn uống kiểu miệt vườn Tây Nam Bộ.

Thêm nữa một hình dạng du lịch đặc thù ở miền Tây cũng cần được nhắc đến. Hình dạng này hấp dẫn cả bà con ở miền Trung. Đó là hành hương kết hợp với du ngoạn từ xa xưa, trước khi ngành du lịch ở nước ta chính thức hình thành vào năm 1990.

bà chúa xứ

Hình ảnh: du lịch tây nam bộ lễ hội Vía Bà Chúa xứ.

Vào mùa xuân nông nhàn, buôn bán có phần rỗi rãi, sau mấy ngày tết nguyên đán, nhiều người đi chùa, viếng danh lam thắng cảnh, nhất là đi lễ bái bà chúa xứ ở Châu Đốc, sau đó đi nghỉ ngơi ở Hà Tiên. Lễ bái miếu bà chúa xứ là một thông lệ theo tín ngưỡn dân gian. Ở Nam Bộ có 4 lễ quan trọng:

+ Vía Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (Núi Sam).

+ Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh)

+ Lễ hội Dinh Cô, Thường gọi là Lệ Cô (Long Hải, Bà Rịa – Vũng Tàu)

+ Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)

Viá Bà Chúa Xứ Núi Sam lớn hơn cả và là cơ hội tốt để người ta đổ xô ra miền biển Hà Tiên thơ mộn đổi gió, tắm mát, nghỉ ngơi.

dinh cô

Hình ảnh: du lịch tây nam bộ lễ hội Dinh Cô

Hà Tiên, có lẽ phải được kể là khu du lịch hình hành sớm ở nước ta, nếu tính từ thưở Mạc Cửu sáng lập vào thế kỷ 17. Kế thừa di sản của cha để lại, Mạc Thiên Tích biến Hà Tiên trở thành xứ thơ với những hoạt động thi ca, truyền tích diễm ảo, kể cả chuyện tình lâm li, bi đát của Mạc Tổng Trấn với cô gái thuyền buôn giỏi thơ, hay chữ của vùng đất Quảng Nam xa xôi ở phía ngoài vào, tên Nguyễn Thị Xuân còn để lại dấu tích ở Phù Cừ Am Tự đất Hà Tiên.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946