Administrator

Tin tức - 11/07/2019 - 382 Lượt xem

Thông Tin Nguồn Gốc Ý Nghĩa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội vua Hùng hay lễ hội Đền Hùng hoặc giỗ tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn nhằm tưởng nhớ và biết ơn của con cháu đối với vua Hùng, là vị vua đầu tiên xây dựng đất nước Việt Nam.

Hàng năm, giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ đến các vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội có tính chất quốc gia được tổ chức ở đền Hùng, trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ở một số thành phố, một số địa phương khác cũng tổ chức lễ hội vua Hùng vào ngày này một cách nghiêm trang.

Vì vậy, trong dân gian đã thấm đượm câu dân ca như sau: ” Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3″ chứng tỏ ngày lễ hội vua Hùng đã trở thành một quốc lễ.

I. Giỗ tổ Hùng Vương Mùng 10 Tháng 3 Bắt Đầu Từ Khi Nào ?

giỗ tổ hùng vương

Theo sử sách ghi chép thì vào đầu năm 1917, vị quan Tuần Phủ Lê Trung Ngọc làm bản tấu trình với bộ Lễ xin định lệ hàng năm lấy ngày 10/3 âm lịch để người dân thờ cúng, tỏ lò biết ơn đến quốc tổ Hùng Vương.

Ngày 25/7/1917 bộ lễ Ban hành công văn phúc đáp và chính thức định lệ ngày lễ quốc tế, Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 10/3 âm lịch và quy định về một số nghi thức trong buổi tế lễ hàng năm. Kể từ đó cứ đến mùng 10/3 âm lịch được lấy làm ngày Giổ Tổ Vua Hùng để con cháu tỏ lòng biết ơn đến các vị vua Hùng đã có công dựng nước.

Hiện cả nước ta có hơn 1.400 di tích thờ cúng vua Hùng Vương. hàng năm đến ngày 10/3 âm lịch đều tổ chức giỗ tổ tại khắp mọi miền đất nước.

II. Thông Tin Về Khu Đền Hùng Phú Thọ.

đền hùng phú thọ

So với mặt biển Đông, khu đền Hùng trải rộng trên đồi cao đến 175m và cách thủ đô Hà Nội trên 80km về phía tây bắc. Từ những ngôi miếu cổ bằng đá vào thế kỷ XI – XIII, dưới các triều đại nhà Lý, nhà Trần mới được xây dựng lại có quy mô tương đối lớn hơn. Đến thế kỷ XV đền Hùng đã bị giặc Minh phá huỷ. Vào thời nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn, đền Hùng được xây dựng lại khang trang và dưới triều vua Tự Đức (1848 – 1883) lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trọng thể trên cả nước. Và cũng từ đó đền Hùng thường xuyên được tu sửa.

Ngày 18 tháng 9 năm 1954 chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc đã về thăm đền Hùng. Người đã căn dặn: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Từ năm 1955 – 1956 chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà đã tiến hành trùng tu và năm 1962 khu nhà công quán và các bậc cấp xuống đền giếng cũng được xây dựng thêm. Đến năm 1986 – 1993, bộ Văn Hoá – Thông Tin cho xây thêm nhà Bảo tàng gần khu công quán.

Trong những năm sau đó tỉnh Phú Thọ cũng đầu tư tôn tạo khu di tích đền Hùng, nhưng vẫn giữ nguyên quy mô kiến trúc, kiểu dáng của khu di tích, thay thế những chổ hư hỏng, hoàn thiện nội thất và ngoại thất Bảo tàng, cải tạo hồ Gò Công, hồ Khuôn Mười, xây đường hành hương, quy hoach khu trồng cây lưu niệm,…

Kiến trúc uy nghi của đền Hùng gồm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và nhiều khu nhà như nhà Chuông Trống, nhà Đại bái, nhà Tiền Tế,…vv…

Để lên được đền Thượng trên dỉnh núi Nghĩa Linh, phải theo con đường có 525 bậc đá. Phía bên trái của đền Thượng là khu lăng mộ của các vua Hùng rợp bóng cây xanh trên diện tích 50m2. Ở khu này có chùa và tam quan thì gồm ba gian và hai chái. Đền Giếng nằm dưới núi nghĩa Lĩnh.

III. Sự Tích Thời Vua Hùng.

Theo sự tích kể lại, hai người con gái vua Hùng thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa khi chưa lập gia đình thường ra giếng rửa mặt, soi bóng và chít khăn. Về sau Tiên Dung lấy Chữ Đồng Tử, còn Ngọc Hoa lấy Sơn Tinh. Cả hai đôi vợ chồng này đều thành tiên. Giếng này được gọi là Giếng Ngọc, trước bệ thờ ở giữa đền gọi là Ngọc Tịnh.

Lễ hội Giỗ Tổ Vua Hùng ngày càng được tổ chức quy mô, trang trọng, kết hợp với nghi thức truyền thống và hiện đại. Phần hội có nhiều loại hình văn hoá dân gian gồm có rước kiệu, đánh trống đồng, múa rồng, múa sư tử, hát xoan, hát ghẹo, kéo lửa nấu cơm thi, trò bách nghệ khôi hài, các môn thể thao dân tộc, vật, bắn nỏ, cờ người, cờ tướng,…

ở tp Hồ Chí Minh cùng với lễ Giỗ Tổ Hùng Vương theo nghi thức cổ truyền trang nghiêm ở đền miếu thờ Vua Hùng Vương trong Thảo Cầm Viên, lễ giỗ được kết hợp với các hoạt động văn hoá như: cử nhạc khí cổ truyền (trống đồng, chiêng, đàn đá…) múa rồng, múa lân, múa sư tử,….

5/5 - (6 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946