Tháp cổ Vĩnh Hưng ở ấp Trung Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu là một di tích danh thắng nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cổ còn được bảo tồn đến ngày nay.
Tháp cổ Vĩnh Hưng có ý nghĩa quan trọng với nền văn hoá lịch sử, công trình được cho là kiến trúc của nền văn hoá Ốc Eo còn sót lại tại Tây Nam Bộ. Cũng có một số ý kiến cho rằng, tháp thuộc nền văn hoá Ăng Co của người Khmer. Khi các nhà khảo cổ vật khai quật thì nơi đây phát hiện một số hiện vật tượng đá, đồng,.. những cổ vật liên quan đến sự tồn tại của tháp cổ từ thế kỷ IV – XIII sau công nguyên.
Theo một số người cao tuổi, trong tháp có cốt tro di hài của vua Khơ Me, Pudum Surivam, một số vật thờ cúng và tấm bia khắc chữ Phạn. Tháp có hình chữ nhật, một cạnh dài 5,6m, và cạnh khác dài 6,9m, có chiều cao là 8,2m toàn thắng bằng gạch ghép khít chặt. Cấu trúc chung của tháp đơn giản với một gian hình chữ nhật có tường dày xung quanh và móc cao uốn thành vòm, và chỉ có một cửa chính.
Trong tháp Vĩnh Hưng có một số tượng như tượng nữ thần bằng đá xanh, tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng, đầu tượng phật bằng đồng, một bàn tay tượng thần bằng đồng, một phần thân dưới của tượng nữ thần cùng một số vật thờ khác.
Hằng ngày hai lần vào 4 giờ sáng và 4 giờ chiều vị sư trụ trì của chùa tụng kinh bằng tiếng Việt, còn hàng năm nhân dân trong xã tổ chức lễ hôi lớn vào ngày rằm tháng giêng âm lịch và cũng là dịp các phật tử các vùng lân cận đến dự.
Trải qua hàng ngàn năm biến độ của lịch sử và sự tác động của mưa gió, bão táp, công trình có dấu hiệu xuống cấp, nhưng nó vẫn có sức hút mạnh mẽ cho du khách đến thăm quan, tìm hiểu lịch sử. Nếu có cơ hội du lịch Bạc Liêu, bạn hãy ghé thăm quan tháp Vĩnh Hưng nhé.