Administrator

Tin tức - 09/07/2019 - 397 Lượt xem

Tết Trung Thu – Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu còn được gọi là tết đoàn viên, là nét văn hoá truyền thống người Việt Nam, ngày này mang một ý nghĩa rất lớn và không phải ai cũng thấu hiểu hết được ý nghĩa cũng như nguồn gốc của nó. Ngày tết Trung Thu là khoảng thời gian trẻ em được vui chơi, đồng thời là dịp để chúng ta ngắm nhìn ánh trắng rằm to đẹp dự đoán về một tương la xa xăm.

I. Thông Tin Về Ngày Lễ Tết Trung Thu.

tết trung thu

Lễ tết Trung Thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Các gia đình thường làm cổ cúng thần linh và tổ tiên. Đến tối có mâm cỗ gồm có các loại trái cây như hồng, na, bưởi, chuối, ổi,.vv… các loại bánh kẹo như bánh dẻo, bánh nướng, bánh trung thu,… Với các hình dáng khác nhau.

Mâm cổ này thường được gọi là mâm cỗ trông trăng, đối tượng được ưu tiên phục vụ là các cháu nhỏ trong gia đình. Ngoài ra, cùng với mâm cổ còn có đèn kéo quân, mặt nạ, trống bỏi để rước đèn lồng, đèn ông sao…

Giới thanh niên thì tập hợp lại hát trống quân, múa lân sư tử ở sân đình, trên bãi cỏ cạnh thôn xóm hoặc kéo vào các ngõ xóm cùng các cháu nhỏ vui đùa rộn rã. Còn các cụ lão niên thì cũng tập hợp lại, ngắm trăng thanh, uống trà, chuyện trò chúc nhau vui vẻ, đôi khi kéo dài đến gần sáng.

Ở không ít nơi nhân dịp Tết Trung Thu, những người khéo tay thường trổ tài nấu nướng một số loại cỗ để người trong vùng đến chiêm ngưỡng và phá cỗ coi như một dịp tốt để quảng bá tài ba của mình.

II. Nguồn gốc Tết Trung Thu.

nguồn gốc tết trung thu

Với nhiều người dân không phải là ai cũng biết được nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu. Đây là một ngày ý nghĩa gắn liền với truyền kỳ sau: Xưa kể vua Đường Minh Hoà (713 – 741 Tây Lịch) đi tản bộ tại vườn Thượng Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.

Trong đêm Trung Thu, trăng sáng tròn rất đẹp. Lúc này tiết trời mát mẻ. Nhà vua đang thưởng ngoạn phong cảnh thì gặp một vị đạo sỹ là La Công Viễn còn có tên khác là Diệp Pháp Thiện. Đạo sỹ có phép tiên đã đưa đức vua lên thăm quan cung trăng.

Ở trên cung trăng, nhà vua rất thích thú với cảnh tiên và du dương với ánh sáng huyền diệu cùng các tiên nữ xinh đẹp thướt tha ca múa hát. Tại cảnh tiên này, nhà vua đã quên mất là trời sắp sáng. Đạo sỹ đã nhắc nhở nhà vua và đức vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn tiếc nuối.

Về đến hạ giới, nhà vua vẫn còn vương vấn cảnh tiên nên đã cho chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến dịp trung thu rằm tháng 8 lại ra lệnh cho người dân tổ chức buổi rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khu nhà vua và Quý phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn mỹ nữ múa hát để kỷ niệm những khoảng khắc thăm quan cõi tiên của mình.

kể từ ngày đó, ngày rằm Trung Thu đã trở thành ngày lễ lớn của dân gian. Bên cạnh truyền tích đó có tài liệu ghi chép rằng tục treo đèn, bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là điển tích của ngày sinh nhật vua Đường minh hoàng và triều đình đã ra lệnh cho người dân ăn mừng ngày này.

Kể từ đó việc treo đèn bày cỗ trong rằm tháng 8 đã thành tục lệ. Người Hoa, người Việt đã làm bánh trung thu để cúng, đãi khách, biếu người thân.

III. Ý nghĩa Tết Trung Thu

Ngày Tết Trung Thu của người Việt Nam khách với người Hoa.

Theo người Việt, đây là thời điểm bố mẹ bày cổ để con mừng trung thu, lúc này trong nhà sẽ bày nhiều lồng đèn để các con vui chơi.

Cổ ăn mừng trong gia đình gồm: bánh trung thu, bánh, kẹo, một số hoa quả. Những món này là thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ với con cái, giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó.

Tết Trung Thu là dịp để người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để thờ cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, bạn bè,…. Cũng là dịp để con cái tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

Người Hoa tổ chức múa lân trong tết Nguyên Đán. người Việt lại tổ chức múa lân trong dịp tết Trung Thu. Con Lân là tượng trưng cho điềm lành. NGười Hoa không có phong tục này.

Ngày xưa người Việt tổ chức hát trống Quân trong dịp tết Trung Thu. Điệu hát này theo nhịp ba” Thình”

Tết Trung Thu là dịp để trai gái hát đối đáp để vui chơi, kén chọn bạn trăm năm cùng nhiều tục lệ khác…

Tết Trung Thu có nhiều sự thay đổi qua các thời đại. Ban đầu là dành cho người lớn thưởng thức cảnh đẹp, ăn uông, ngắm trăng rằm, giữa tháng tám. Dần dần trở thành ngày để trẻ em vui chơi và người lớn cũng góp phần tạo điều kiện đó.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (6 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946