Administrator

Tin tức - 16/05/2019 - 621 Lượt xem

Tài Nguyên Hệ Sinh Thái Núi Rừng Với Du Lịch Việt Nam

Trên diện tích đất liền nước cuộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ điểm cực bắc đến cực nam có chiều dài 1.650km theo đường chim bay, từ điểm cực đông sang điểm cực tây thì nơi rộng nhất ở Bắc Bộ là 600km, ở Nam bộ là 400km và nơi hẹp nhất là Quảng Bình thuộc Trung bộ là 50km.

Trên diện tích đất liền thì ba phần tư là núi, rừng. Độ cao của địa hình dưới 1000m so với mực nước biển chiếm đến 85%. Những dãy núi có độ cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích. Trong số đỉnh núi cao có đỉnh Phanxipăng ở tỉnh Lào Cai có độ cao là 3.143m so với mực nước biển. Dựa vào các căn cứ lịch sử, các dãy núi đều là những dãy núi già còn lại và đến nay được trẻ lại như một số nhà địa lý học núi, rừng người Pháp đã từng nhận xét vào cuối thế kỷ 19.

Ở khu vực Bắc và đông Bắc bắc bộ về phía tả ngạn sông Hồng có những dãy núi có hình cánh cung quanh cả khối núi ở vòm sông Chảy và mở rộng về phía tây bắc rồi lại quay mặt về phía đông và một đầu thì chụm lại ở dãy Tam Đảo. Đó là những cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

tam đảo

Phía Tây bắc gần biên giới Việt – Trung có một số đỉnh núi cao trên 2000m, trong số đó đỉnh Tây Côn Lĩnh có độ cao 2.430m; đỉnh Kiều Liên Ti có độ cao 2.403m, đỉnh Putaca có độ cao 2.274m. Ở địa phận các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, những dãy núi đều thấp dần và vươn ra vùng bờ biển thuộc tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng là thoai thoải chỉ còn trên dưới 1m so với mực nước biển.

Bộ phận núi đồi ở đây bị ngập nước biển và hình thành một vùng đảo lớn nhỏ khác nhau ở địa phận tỉnh Quảng Ninh và vịnh Hạ Long tính đến trên một nghìn hòn đảo, hiện nay là nguồn tài nguyên phong phú của ngành du lịch Việt Nam.

Ở vùng từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Động Ngài – Bạch Mã, tức từ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là vùng núi rừng trùng điệp với nhiều đỉnh núi cao, sườn dốc, vực sâu, nhiều ghềnh, lắm thác. Trên khu vực này có hầu như các dãy núi đều theo hướng tây bắc và đông nam có so le hẳn nhau và xen giữa các dãy núi là nhiều cao nguyên đá vôi rộng như dãy cao nguyên đá vôi dọc theo thung lũng sông Đà khoảng 400km từ Phong Thổ đến Thanh Hoá, rộng từ 10 đến 25km và cao từ 600 đến 1000m.

Những đỉnh núi cao cũng theo chiều hướng thấp dần ra phía biển đông. Dãy trường Sơn hình thành rõ hai sườn núi không cân đối là sườn núi phía đông thì dốc xuống biển và sườn núi phía tây lại thoải dần đến thung lũng sông Mê Công.

Do các dãy núi ở miền này đều chạy sát ra phía biển Đông, đồng bằng và thềm lục địa hẹp lại, có dãy núi cao cạnh các hố biển khá sâu nên địa hình của khu vực có thể hiểm trở cũng tạo nên những khó khăn không những về kinh tế nói chung, mà đối với ngành du lịch nói riêng, giữa các khu vực, các miền của đất nước.

Ngành du lịch bước đầu đã đặt được những kết quả về tổ chức các mối giao lưu giữa miền xuôi và miền ngược trong vùng và cũng thực sự đã khai thác những tài nguyên về núi rừng của vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ.

Ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam bộ có một số đặc thù về tài nguyên núi rừng đối với ngành kinh tế du lịch Việt Nam. Phía tây nam Trung bộ chính là một vùng sơn nguyên rộng lớn với các cao nguyên đất đỏ bazan xếp tầng chênh nhau từ 200 đến 500m lại có các dãy núi bao quanh phía bắc và phía nam cả vùng. Còn phía đông của Nam Trung Bộ cũng có các dãy núi của phía nam Trường Sơn chèn ngang nên địa hình lại bị chia cắt giống như ở vùng phía Bắc Trung Bộ.

rừng phong

Phần đất còn lại ở phía Nam của đất nước là vùng đồng bằng rộng lớn có những đặc thù về tài nguyên du lịch. Cùng với đặc thù về tài nguyên sinh thái núi đã nêu ở trên, tài nguyên sinh thái rừng của nước ta có thể giới thiệu chung như sau: đại bộ phận diện tích núi trên lãnh thổ Việt Nam đều có rừng, đồi thấp, được người dân khai thác để bảo đảm cuộc sống.

Nói chung, rừng của Việt Nam là loại rừng nhiệt đới. Các loại cây rừng phần lớn rụng lá vào mùa khô. Tuỳ theo vị trí, độ ẩm khác nhau nên rừng có loại rừng rậm, rừng thưa, lại có cả xavan, đồng cỏ. Cùng với các kiểu rừng nhiệt đới, có các kiểu rừng cận nhiệt đới trên các dãy núi trung bình hay dãy núi cao.

Một số đặc thù nữa là ở ven biển và miền Tây Nam Bộ còn có loại rừng ngập mặn mà chủ yếu là các loài cây sú, cây vẹt, cây đước, cây trang,…Các loại rừng hiện còn là nguồn tài nguyên du lịch của Việt Nam, đặc biệt đối với loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm,…vv.. Nhà nước Việt nam đang tích cực khuyến khích và chỉ đạo trồng rừng cùng với chủ trương bảo vệ diện tích rừng hiện còn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch.


Đăng bởi: du lịch việt

3/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946