Administrator

Tin tức - 12/06/2019 - 342 Lượt xem

Tài Nguyên Hệ Sinh Thái Biển Đảo Với Du Lịch Việt Nam

Hệ sinh thái biển – đảo của nước Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Ven bờ biển có nhiều cửa ngõ thông thương thuận lợi cho các tuyến giao lưu quốc tế, tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống kinh tế mở và các loại hình vận tải, dịch vụ hàng hải, cả đối với ngành du lịch ven biển và du lịch biển.

Về các loại hình du lịch này các tài nguyên sẵn có đang được khai thác có hiệu quả, trong đó không ít loại tài nguyên chưa được khai thác có hiệu quả, trong đó không ít loại tài nguyên chưa được khai thác đầy đủ đối với loại hình du lịch sinh thái.

Ngày 12 tháng 5 năm 1977 chính phủ nước Việt Nam đã ban hành văn bản khẳng định vùng lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Biển của Việt Nam nằm ở phía đông, nam và tây nam phần đất liền của Việt nam có diện tích gấp nhiều lần so với diện tích của phần đất liền và nằm trong biển đông, một biển lớn và kín thuộc Thái Bình Dương.

tài nguyên biển

Vùng biển của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nóng quanh năm. Nhiệt độ nước biển trên mặt luôn cao hơn nhiệt độ của không khí. Ở miền bắc, nhiệt độ của biển về mùa hạ là 25 độ c và về mùa đông là 21 độ c. Ở miền Trung về mùa hạ là 28 độ c và về mùa đông là 25 độ c. Còn ở miền Nam về mùa hạ là 29 độ c và về mùa đông là 27 độ c.

Độ mặn trung bình của nước biển là 34 phần ngàn, về mùa khô là 25 phần ngàn và về mùa mưa là 32 phần ngàn.

Vùng biển có hai dòng hải lưu lớn: một dòng hải lưu hướng đông bắc – tây nam phát triển mạnh vào mùa đông, còn dòng hải lưu hướng tây nam – đông bắc hoạt động vào mùa hạ. Cả hai dòng hải lưu trên hợp thành một vòng tròn thống nhất. Riêng ở Vịnh Bắc bộ còn có hai dòng hải lưu nhỏ có hướng thay đổi theo hướng gió mùa.

Chế độ thuỷ triều ở vùng biển Việt Nam rất phức tạp. Ở những đoạn bờ biển từ Móng Cái đến Quảng Bình, từ Đà Nẵng đến Mũi Kê Gà (Mũi Ba Kiềm), từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên đều có chế độ nhật triều, tức là mỗi ngày đêm chỉ có một lần nước biển lên và một lần nước biển xuống.

Những đoạn bờ biển còn lại có chế độ bán nhật triều, tức là một ngày đêm có hai lần nước biển lên và hai lần nước biển xuống.

Vùng biển Việt Nam có khoảng 4000 hòn đảo, riêng Vịnh Bắc Bộ có gần 3000 hòn đảo lớn, nhỏ. Bờ biển Trung bộ có hàng trăm hòn đảo lớn như Hòn Mê, Hòn Mát, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Cù Lao Xanh, Phú Quý, Hòn Tre,… và xa bờ còn có quần đảo Hoàng sa, Trường Sa. Cách Vũng Tàu vài chục hải lý có 12 hòn đảo tạo nên huyện Côn Đảo, ngoài khơi của tỉnh Kiên Giang có đảo Phú Quốc và xa hơn nữa là quần đảo Thổ Chu.

Vùng biển và hải đảo trên cùng vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cũng là nguồn tài nguyên du lịch đa dạng của Việt Nam thuộc 12 đơn vị hành chính cấp huyện. Ngày 1 tháng 10 năm 2004 thủ tướng chính phủ có nghị định thành lập huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị.

Toàn bộ diện tích tự nhiên và số dân hiện có của đảo Cồn Cỏ và một phần diện tích của xã Vinh Quang thuộc huyện Vĩnh Linh đều thuộc huyện đảo Cồn Cỏ là 220 ha đất tự nhiên và 400 nhân khẩu. Xã Vinh Quang còn lại 223,36ha đất tự nhiên và 5.220 nhân khẩu. Huyện Vĩnh Linh còn lại 62.634,31 hecta diện tích tự nhiên và 88.393 nhân khẩu và có 22 đơn vị hành chính trực thuộc.

Đến tháng 10 năm 2004 tỉnh Quảng Trị có thêm một đơn vị hành chính huyện, tổng cộng có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thánh phố và 9 đơn vị huyện như vậy đến cuối năm 2004 cả nước Việt Nam có 12 đơn vị hành chính cấp huyện – đảo trên vùng sinh thái biển – đảo.


đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (6 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946