Ngày nay, nhiều người dân việt nam đã khá quen thuộc với tên gọi Sài Gòn Hồ Chí Minh. Sài Gòn là tên gọi cũ nhưng vẫn còn lưu lại trong tâm trí người dân. Ngày nay, tp Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế của cả nước. Tp Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng thứ 2, sau thủ đô Hà Nội nhưng là một thành phố đông cư dân và rộng nhất nước. Hơn nữa thành phố này có sinh hoạt kinh tế cao nhất, còn là đô thị thu hút nhiều khách nước ngoài vãng lai đông nhất, bao gồm khách du lịch và các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học nghiêm cứu.
Bởi lẽ Sài Gòn Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp đang trên đà phát triển của toàn vùng đông nam á, có vị trí thuận lợi là cửa ngõ giao lưu quốc tế về mặt hàng không và hàng hải. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là một “ngã tư quốc tế”, là giao lộ từ Tây sang Đông và bắc xuống nam trên bình diện Châu Á.
Xưa kia, thành phố Sài Gòn được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông” dưới tầm mắt của người Âu châu, nhưng ngày nay là một thị trường hấp dẫn đầy tiềm năng của châu Á. Đa phần người nước ngoài đến Việt Nam, tới tp Hồ Chí Minh không phải là du hí mà là để tìm hiểu, khảo sát làm ăn hay để nghiêm cứu về một ngành khoa học nào đó. Số còn lại là những người đi tour du lịch, tìm hiểu thêm đất nước và con người Việt Nam qua cuộc sống thực tại sau một thời gian chiến tranh ác liệt.
Ngạc nhiên và ngỡ ngàng đến ngay lập tức với những người khách phương xa mới vừa đặt chân tới tp Hồ Chí Minh trong những phút đầu, trước cảnh quan và lòng hiếu khách, nét duyên dáng cùng thái độ nồng nhiệt, chân thành của người Sài Gòn.
Sài Gòn luôn là tên được mọi người chú ý tìm hiểu. Tên này xuất phát từ tên Nôm Rài Gòn phỏng âm theo địa danh Khmer xưa là Prej No Kor. Nhu cầu biên ghi bằng chữ Hán các đây nhiều trăm năm vùng đất này được gọi là Sài Côn. Người Quảng Đông (Hoa) ở tại vùng đất này từ xưa phát âm là “Xây Coon” nhưng người Pháp từ giữa thế kỷ 19 phiên âm là Saigon (chữ Saigon theo tiếng Pháp trước đây có chữ i gồm hai chấm, tức i trema, chữ Vi tính ngày nay đánh thành hai chữ i – ii, như Hawaii) chữ Saigon theo lối phiên âm này của người Pháp để nhấn mạnh hai lần âm tiếng i như âm tiếng Hoa giọng Quảng Đông. Nay, ta phát âm gọn theo kiểu nước ta là Sài Gòn.
Do ý nghĩa của Prej No Kor chuyển sang Rài Gòn rồi Sài Gòn thì tên này có nghĩa là Luỹ Gòn. Bởi vào khoảng 400 năm trước vùng đất Sìa Gòn là xứ rừng Prej No Kor có nhiều cây Gòn. Lưu dân Việt thời đó mới đặt chân vào xứ rừng này đã nhanh chóng dùng cây gòn trồng làm hàng rào quanh nhà, như miền quê đất bắc và đàng ngoài dùng tre làm luỹ. Đồn luỹ bảo vệ an ninh cũng dùng toàn là cây gòn.
Đăng bởi: du lịch việt