Administrator

Tin tức - 04/01/2019 - 488 Lượt xem

Sự Chuyển Tiếp Từ Lâm Ấp Tới Chiêm Thành

Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 7, một nước đã hình thành tại vùng Bắc Trung bộ nước ta ngày nay, tồn tại suốt khoảng 500 năm đã được sử sách Trung Quốc ghi là Lâm Ấp (chiêm Thành). Tên của vua nước này được phiên âm thành chữ Hán ngữ khiến cho nhiều độc giả thắc mắc khi so với tên Phạn ngữ.

chiêm thành

Hình ảnh: công trình cổ Chiêm Thành.

Sách văn hoá cổ Chămpa đã giải thích nhiều điều cần rõ:

” Các bia ký Chăm cổ đã cung cấp cho chúng ta những cứ liệu, tuy ít ỏi, nhưng lại chẩn xác về sự chuyển tiếp từ nhà nước Lâm Ấp sang vương quốc Chămpa. Cho đến nay, chưa có một cơ sở nào để có thể đồng nhất các vị vua trước thế kỷ VI mà các bia ký nói tới với các vua Lâm Ấp.

Nhưng từ vua Sambhuvarman (đầu thế kỷ 7) trở đi, các vua Chămpa mà các bia ký nhắc tới đều trùng khớp với tên các vua Lâm Ấp trong sử sách Trung Quốc: Sambhuvarman là Phạm Phan Chí hay Phạm Chí (595 – 629), phạm Đầu Lê – Kandarpadharman (629 -?) Phạm Trấn Long – Bhasadharman (?-645) Bạt Đà La Thư la bạt la – Bhadresvaravarman (645-?) chư Cát Địa (hay Tị kiến đà đạt ma) – Vikrantavartman I (653 -679), Kiến Đa đạt ma (hay tỉ kiến đà bạt ma) – Vikrantavarman II (686 – 731) và Lư Đà La (hay luật đà la bạt ma II) Rudravarman II (731-757) mặc dù các bia ký của vua chăm có nhắc tới tên tuổi các vị vua tiền bới như Gangaraja, Rudravarman I, ngoài ra lại còn có những bia ký của các vị vua khác:  bia Võ Cạnh (thế kỷ 3 -4) nói tới vua Sri Mara, các bia Mỹ Sơn (thế kỷ 4) của vua Bhadravarman I… Nhưng chỉ với bai của Sambhuvarman (Phạm Chí) mới bắt đầu xuất hiện các tên Chămpa. Và Vikrantavarman xuất hiện trong bia ký như “đại vương, lãnh chúa tối cao của đô thị Chămpa”.

Do đó, hoàn toàn có cơ sở để cho rằng: chỉ từ đầu thế kỷ 7, Lâm Ấp mới chuyển thành Chămpa và thủ đô của Chămpa lúc này đã chuyển xuống phía Nam hơn là vùng Trà Kiệu (kinh đô Sinhapura). Thế nhưng, người Trung Quốc xưa vẫn quen dùng tên Lâm Ấp để gọi đất nước mà từ đầu thế kỷ 7 đã trở thành Chămpa. Các nhà khoa học đã xác định được thủ đô Lâm Ấp bị Lưu Phương chiếm năm 605 chính là Sinhapura. Còn các vị vua thế kỷ thứ 7 mà các bia ký Chăm cổ có nói tới chắc chỉ là vua của các tiểu quốc khác của người Chăm nằm về phía Nam của đèo Hải Vân.

Như vậy đến thế kỷ thứ 7, một số tiểu quốc của người Chăm ở phía Bắc, trong đó Lâm Ấp (chiêm Thành) là quốc gia có thể là lớn và mạnh nhất, đã hợp lại thành một vương quốc Chămpa (chiêm Thành) có lãnh thổ khá lớn nằm dọc theo các đồng bằng ven biển miền Trung (từ đèo Ngang đến tận Nha Trang).

Mặc dù đấu tích các bia ký và những tác phẩm điêu khắc đã được biết chứng tỏ lãnh thổ của Chămpa khá rộng và nền văn hoá của Chămpa khá thống nhất. Thế nhưng, chắc hẳng như nhiều quốc gia cổ đại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Ấn Độ ở Đông Nam Á, vương quốc Chămpa chỉ là sự liên kết lỏng lẻo của các tiểu vương quốc người Chăm nằm rải rác dọc theo các đồng bằng ven biển miền Trung nước ta. Không phải ngẫu nhiên mà vị vua được coi là uy quyền lớn nhất của Chămpa vào thế kỷ thứ 7 là Vikrantavarman chỉ dám xưng hô là “Đại Vương” hay “Lãnh chúa tối cao” của đô thị Chămpa (Campapura). Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử  Chămpa, các tiểu vương quốc phía bắc, đặc biệt là Lâm Ấp giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, có thể gọi giai đoạn đầu của lịch sử Chămpa là lịch sử mà nhà nước Lâm Ấp.

Tên Hoàn Vương (758-959) được thấy trong thư tịch cổ Trung Quốc để chỉ lãnh thổ Lâm Ấp trước đó. Tân Trung Quốc cho biết: “Sau niên hiệu Chí Đức (756-958), Lâm Ấp đổi tên là Hoàn Vương.” Quốc hiệu mới này của Chămpa được dùng liên tục trong sử sách Trung Quốc suốt 1 thế kỷ.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946