Quảng Ninh ngoài nổi tiếng về những danh thắng cảnh đẹp mà lễ hội Quảng Ninh cũng góp phần không nhỏ vào việc thu hút du khách thập phương thăm quan. Đa phần những lễ hội này có liên quan đến lịch sử, nhắc nhỏ chiến công hiển hách của các đấng tiền nhân anh dũng đã góp phần công lao to lớn vào việc giữ gìn và bảo vệ đất nước, trước cuộc xâm lượt của giặc phương Bắc ngày xưa.
Lễ hội Quảng Ninh tổ chức thường niên vào mùa xuân hàng năm. Là cơ hội để mọi người du ngoạn, dân hương cầu an. Dưới đây là những lễ hội mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp du lịch Quảng Ninh.
1. Lễ Hội Yên Tử.
Là một ngày hội lớn nhất tại Quảng Ninh, là lễ hội được nhiều người trông chờ nhất. Được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch tại ngọn núi nổi tiếng là núi Yên Tử, xã Thượng Công, thành phố Uông Bí.
Vào ngày này hàng ngàn phật tử khắp nơi đến trẩy hội, bên cạnh đó cũng thu hút hàng vạn du khách đến khám phá. Tại lễ hội Yên Tử, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình trở nên tĩnh tâm, tránh xa được cuộc sống hồng trần đầy bon chen, tại núi Yên Tử, cảnh vật núi rừng thiên nhiên hùng vĩ, bạn sẽ có chuyến hành hương, vãn cảnh thú vị, bạn có thể cùng người thân chụp những tấm hình đẹp và lưu giữ lại những kỷ niệm khó quên.
2. Lễ Hội Bạch Đằng.
Nhằm tưởng nhớ công ơn của:
– Ngô Quyền với trận đánh tan quân Nam Hán và năm 938.
– Lê Hoàn vào năm 981.
– Hưng Đạo Vương và các danh tướng nhà Trần phá tan được giặc Nguyên Mông vào năm 1288.
Lễ hội chiến thắng Bạch Đằng diễn ra vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch kéo dài 4 ngày liền, trên sông Bạch Đằng có đua thuyền làm sống dậy âm hưởng của chiến trường xưa. Trước kia còn có trình diễn tập trận của quân dân nhà Trần. Trong lễ hội Quảng Ninh, tại Bạch Đằng ngày nay có nhiều trò chơi như: đấu vật, đánh cờ người.
3. Hội Đền Cửa Ông.
Đền cửa ông là một di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Đền này thờ Trần Quốc Tảng, con thứ của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh đuổi giặc xâm lăng và trấn ải vùng Đông Bắc.
Hội đền chính thức mở vào ngày mồng 3 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
4. Hội Chùa Long Tiên.
Chùa Long Tiên lớn nhất ở thành phố Hạ Long, nằm dưới chân núi Bài Thơ. Người ta còn gọi chùa Long Tiên là chùa Trình, vì mọi người đều muốn đến thắp hương chùa này trước khi tới Yên Tử hay hội đền Cửa Ông. Hội mở vào ngày 24 tháng 3 âm lịch rất trọng thể, có thi rước kiệu đua.
5. Lễ hội Thập Cửu Tiên Công.
Đền thờ 19 vị tiên công ở huyện Yên Hưng, là những người có công đắp đê lấn biển, lập nên khu đảo Hà Nam trù phú như ngày nay. lễ hội Quảng Ninh, hội Tiên Công này tổ chức vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch.
6. Hội Làng Trà Cổ.
Diễn ra từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 âm lịch. Có rước thuyền từ Trà Cổ về đến quê tổ ở Đồ Sơn và ngược lại, vì tổ tiên của người Trà Cổ vào 400 năm trước đều ở Đồ Sơn.
7. Hội Đình Quan Lạn.
Lễ hội Quảng Ninh, đình Quan Lạn này là hội làng cảu người dân xã đảo Quan Lạn, một hòn đảo nằm ở khu trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn. Lễ hội chính tổ chức vào ngày 18 tháng 6 âm lịch, nhưng kéo dài 10 ngày liền (10 – 20/6 âm lịch). Lễ hội tưởng nhớ chiến công của danh tướng Trần Khánh Dư và cũng để cầu được mùa.
Hội có đua thuyền, nhưng khác với bơi trải là dân trong làng chia 2 phe, lập doanh trại từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị đua thuyền. Trước đó vào ngày 10, làng khoá cửa lại, dân không được đi đâu, nhưng người làng đi làm ăn xa, ở xa và khách thập phương đến chơi có thể vào làng dự hội.
Thuyền đua là thuyền đi biển, trọng tải đến 5,6 tấn, rộng và sâu lòng, có trang trí đầu rồng ở mũi thuyền và được hạ buồm.
Ngày 18 tháng 6, vào lúc 3 giờ chiều, lúc này thuỷ triều lên, hai bên thi tài với nhau biểu diễn 3 lần xáp trận, tượng trưng cho 3 lần đánh thắng quân Nguyên của đội binh thời Trần. Sau đó hai bên tập hợp trước đình, hai bị tướng cầm đầu vào tế lễ rồi quay ra, cuộc dua thuyền mới chính thức bắt đầu.