Nước Việt là vùng đất cổ. Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, từng chặng đường có nhiều dấu tích của người xưa. Riêng khu vực Bắc Bộ, đất núi và con người đã trải qua nhiều biến thiên. Theo các nhà khoa học nghiêm cứu địa chất, đã có thời kỳ tạo sơn từ hàng trăm triệu năm trước với những sự thay đổi lớn lao về núi non và sông biển. Con người đã có từ khá lâu, với những di chỉ khảo cổ học minh chứng, có thể từ hàng vạn năm trước với sự tiến hoá khá sớm.
Khu vực Bắc Bộ được coi là vùng đất có nền văn minh cổ rất kỳ diệu, bao gồm nhiều văn hoá khác nhau, tuỳ theo môi trường sống, từng thời kỳ.
Những Biến Động Trong Thời Kỳ Tạo Sơn.
Trong bối cảnh thiên nhiên vừa là môi tường sống, vừa là động lực chi phối quan trọng đến sự tiến hoá của con người. Cả hai mặt Bắc, Tây đều có những dãy núi cao nối dài hoặc tạo hình vòng cung che chắn. Cả mặt Đông giáp biển cũng có những “cánh tay núi” với ra ngoài đại dương.
Những dãy núi ở mặt Bắc, dãy núi mặt Tây kéo dài xuống dãy Trường Sơn được coi là mạch núi của Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) và coi là “nóc nhà của trái đất”. Những dãy núi ở phía Đông, thuộc địa phận của tỉnh Quảng Ninh là dãy biệt lập.
Có quan niệm cho rằng sở dĩ núi ở phía Đông này cao là do sự kế tiếp của dãy “Thập vạn đại sơn” ở bên Trung Quốc. Thực ra núi ở vùng phía Đông này không theo sơn hệ nào, đã có tư thế đứng riêng biệt. Từ Mông Dương trở ra Hải Ninh (Trà Cổ) có nhiều ngọn núi cao trên 1000m. Vùng núi phía Đông là một trong hai khu vực đặc thù của tỉnh Quảng Ninh.
Khu thứ 2 là vùng núi phía Tây của tỉnh này tính từ thành phố Cẩm Phả trở vào thị xã Đông Triều. Các ngọn núi ở đây thuộc hệ “vòng cung Đông Triều”. Có hai ngọn trên 1000m là Nam Vạp và Yên Tử. Đặt biệt trên hai ngọn núi cao này có những cây sú vẹt xanh tốt và có các loài động vật sinh sống ở biển như Còng, Cấy. Điều này khiến người ta luôn có cảm nghĩ rằng biển cả vừa mới dâng lên đợt sóng cuối cùng tới đó, để lại những động vật ngàn năm vẫn là của biển cả.
Các núi ở hai dãy phía Đông và phía Tây tỉnh Quảng Ninh cùng các đảo đá nằm trong vịnh Hạ Long có liên hệ với nhau. Có lẽ rất ít người biết rằng cách đây khoảng nửa tỷ năm, vịnh Hạ Long là vùng đất liền, có các núi đá vôi trùng điệp. Ngược lại càng khó tin hơn và cũng ít người hiểu rằng từ xa xưa hơn nữa, vào khoảng 600 triệu năm về trước, khắp vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay với dãy Hoàng Liên Sơn cao ngất, núi Phan Si Păng được coi là nóc nhà của nước ta còn chìm sâu dưới sóng biển.
Hình ảnh: núi Phan Xi Phăng.
Các nhà khoa học địa chất nghiêm cứu thấy rằng sau ba lần vận động tạo sơn, đến thời kỳ tân kiến tạo cách hiện tại vào khoảng trên 100 triệu năm, dãy núi Hoàng Liên Sơn nhô lên đột ngột trở thành cao ngất, trùng trùng điệp điệp. Trong thời kỳ tạo sơn đó, vào khoảng cách nay 500 triệu năm, vùng đất liền ở phía Đông sụp xuống, nước biển tràn vào, biến thành vịnh Hạ Long ngày nay, các ngọn núi dá vôi trở thành đảo đá. Qua thời gian dài, do tác động của không khí, gió, nước, nhiều đảo đá bị xoá mòn loang lở, hình thành những hang động kỳ bí.
Tại Vịnh Hạ Long, có khoảng 2000 đảo đá được thời gian gọt giũa, có những hình thù khác biệt nhau đến mức kỳ lạ. Du lịch Hạ Long đang được nhiều du khách quan tâm. Trong thời gian trước đây, dãy núi Hoàng Liên Sơn có mặt Tây hình thành một bức tường dài tới 280km, từ Phong Thổ (nay là thị trấn, thủ phủ mới của tỉnh Lai Châu) đến Hoà Bình, với chiều ngan hân các núi rộng nhất vào khoảng 75km, hẹp nhất 45km. Đây là bức tường che chắn ở vùng Tây Bắc địa đầu đất nước. Tường thành ày gồm 3 khối: khối Phang Si Păng, khối Bạch Mộc Lương Tử và khối Pú Luông. Đây là mái nhà vĩ đại ẩn chứa không biết bao nhiêu điều bí ẩn, kỳ thú đang cần khám phá.
Sự biến đổi hình dạng của toàn vùng Bắc bộ trong thời kỳ tạo sơn nằm trong nhiều biến động lớn của quả địa cầu nói chung và Á châu ngày nay nói riêng.
“Từ thời cổ sinh của trái đất (cách nay từ 185 – 520 triệu năm) đây đã là một nền đá hoa cương, vân mẫu và phiến ma nham vững chắc, tương đối ổn định. Vào kỷ thứ 3 của thời Tân Sinh, cách ngày nay khoảng 50 triệu năm, toàn lục địa châu Á được nâng lên à sau nhiều biến động lớn của quả đất, dần dần hình thành các vùng đất của Đông Nam Á. Người ta dự đoán rằng vào thời kỳ đó, Việt Nam và Indonexia còn nối liền nhau trên mặt nước biển, về sau do hiện tượng lục địa bị hạ thấp nên có sự ngăn cách ngày nay.