Vùng đất Trung bộ không “nghèo nàn” như nhiều người đã tưởng nghĩ cách nay chừng hơn 5 thập kỷ. Du lịch đã khám phá ra nhiều tiềm năng và vùng đất này rất giàu về hấp lực, nếu khai thác đúng mức cuộc sống sẽ rất thịnh vượng.
Địa thế cảnh quan có nhiều khởi sắc đặc thù, hấp dẫn du lịch với nhiều ngành hoạt động khác nhau. Với những điều kiện ưu thế hiện có tính chất cổ xưa của núi rừng Trường Sơn cũng gợi lên bao điều kỳ thú lôi cuốn nhiều tầng lớp du khách tìm hiểu, khám phá.
Ngành khoa học địa chất phát hiện một sự kiện kỳ thú: nhiều nơi trên Tây Nguyên là di tích của núi lửa từng hoạt động cách nay hàng ngàn vạn năm. Trên vùng núi cao hơn 500m so với mặt biển có nhiều hồ rộng lớn. Có nơi là miệng của núi lửa đã ngừng hoạt động từ khá lâu. Một số núi cũng là mỏm núi lửa.
Tiêu biểu có núi Hơ Rông (Chư H’Rông), cách tp Pleiku 10km về phía Đông Nam cao 1.600m. Đây là ngọn núi lửa đã tắt từ khá lâu. Núi này tuy cao nhưng dáng vẻ lại thanh thoát khá đẹp. Quanh chân núi là vùng đất phì nhiêu. Vườn cây trái xen kẽ với rừng xanh rậm rạp, nơi quần cư của nhiều làng người dân tộc Gia Rai. Các nhà khảo cổ học cũng khai quật được nhiều di chỉ khảo cổ vào thời kỳ đồ đá, đồ gốm… nằm trong thung lũng.
Hình ảnh: dân tộc Gia Rai
Đường lên núi quanh co uốn khúc và dốc thấp, đất mềm có những tảng đá lớn, phủ kín các loài cây leo bụi rậm. Vài nơi vách đá có khe suối nhỏ, nước chảy ra lặng lẽ hoặc một thác dốc đứng nước tuôn xuống đổ len lỏi vào các hố sâu. Nơi đây có môi trường tốt để dã ngoại thám sát.
Núi lửa Chư H’rông chứng minh tính chất khá đặc biệt của quần thể núi non trên dãy Trường Sơn, là mục tiêu của các nhà khoa học địa chất khảo sát, nghiêm cứu.
Ở dưới thềm Trường Sơn về phía Đông Nam, thuộc tỉnh Đồng Nai cũng có một dãi núi lửa đã ngừng hoạt động từ khá lâu, nằm cạnh quốc lộ 20, trục lộ dẫn từ miền bình nguyên (cũ) Đồng Nai lên thành phố ngàn hoa Đà Lạt.
Khi du khách qua khỏi sông La Ngà khoảng 10 km, nhìn về phía trái (phía Tây) thấy một dãy núi cao chừng trăm mét giăng hàng. Các núi này không có đỉnh nhọn hoặc bằng, mà lõm xuống hình quặn (phiễu). Đó là những miệng núi lửa đã từng hoạt động từ rất xa xưa còn để lại dấu tích.
Có lẽ khu vực miền Đông Nam bộ từ Đồng Nai xuống tới một phần đất thuộc quận Thủ Đức, quận 9, tp Hồ Chí Minh, lan rộng tới một phần cực nam tỉnh Bình Thuận và vùng Bà Rịa (rừng phước Bửu) vào một hời kỳ nào đó cách nay hàng ngàn vạn năm đã chịu ảnh hưởng khá rộng lớn của núi lửa trong thời kỳ hoạt động.
Hình ảnh: rừng Phước Bửu.
Vì các vùng này có nhiều đá tổ ong màu đỏ hay nâu sậm có những lỗ như tổ ong, ở dưới lòng đất rất rắn chắc. Từ khá lâu, cư dân các vùng này đã dùng các loại đá tàng ông làm mồ mả và nền nhà. Loại đá này là phún thạch núi lửa đông cứng lại. Nơi nhiều nhất được thấy ở khắp chốn vườn tược, đất đai, rừng bụi là vùng huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Tại huyện này, gần quốc lộ 20 ở phía trong khu rừng cây giá trị, thuộc khu vườn của cư dân địa phương có hang dơi. Theo lời truyền hang này ngoằn ngèo dưới lòng đất (đúng ra là dưới những khối đá tàng ong, dài đến 6 – 7km). Tính cách xác thực chưa được kiểm chứng, vì chưa ai thám sát. Tuy nhiên cũng có một số đoàn sinh viên, học sinh dã ngoại tới quan sát ở miệng hang và chui xuống xem những vách đá tàng ong ở dưới mặt đất. Hang này cách quốc lộ 20 khoảng 800m đường đất. Ngõ vào luồn giữa bìa rừng cây giá trị với trạm thu thuế tạo ranh giới huyện Tân phú.
Đây cũng là một địa điểm dã ngoại đáng lưu ý trên tuyến đường du lịch Đà Lạt.
Đăng bởi: du lich viet