Administrator

Tin tức - 08/07/2019 - 344 Lượt xem

Nguồn Gốc Những Lễ Hội Việt Nam Tiêu Biểu

Các lễ hội Việt Nam vừa phong phú, vừa đa dạng bắt đầu từ buổi bình minh của dân tộc và dần dần gia tăng một cách đậm đà, tự nhiên mang những nét đặc trưng vốn có của từng dân tộc.

Tôn giáo cũng có những nét chung về lĩnh vực tình cảm nên có những sự hoà hợp giữa  các tôn giáo, đồng thời mỗi một tôn giáo vẫn có những nét riêng, cho nên trong lễ hội đều có hai sắc thái đó. Lịch sử hình thành của các tôn giáo có khác nhau theo thời gian. Đến nay, Việt Nam đang có các tôn giáo sau:

Trước tiên là Phật Giáo, theo sử sách để lại tôn giáo này là từ Ấn Độ truyền vào Việt nam từ năm 159 – 161. Về sau từ Trung Quốc Phật giáo cũng truyền sang, đặc biệt là từ dưới các triều vua Đinh, Lê, Lý, Trần nên các chùa ở làng, xã đã trở thành trung tâm văn hoá làng, xã và các vị sư đều trở thành người hướng dẫn giáo dục văn hoá, đạo đức cho người dân.

lễ hội việt nam

Trong lễ hội Viêt Nam, đạo Công giáo được các giáo sỹ dòng Tên của Bồ Đào Nha truyền vào Việt Nam từ năm 1615 và đến năm 1624 đã phát triển mạnh.

Cao Đài giáo được thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1926 ở miền Nam Việt Nam.

Hoà Hảo giáo có nguồn gốc từ đạo Phật sẵn có ở Việt Nam.

Đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam năm 1911.

Nền văn hoá của Việt Nam có một giá trị lịch sử nhân văn quý đến nay vẫn được duy trì và phát triển, đó là phong tục lễ hội. Lễ hội chính là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian có mặt ở khắp các vùng trong cả nước, đồng thời cũng là loại tài nguyên đặc trưng của ngành du lịch.

Nếu ngành du lịch phát triển mạnh, du lịch sinh thái trong những năm của thiên niên kỷ mới thì lễ hội se góp vai trò quan trọng đối với du khách giúp họ nhớ đến cội nguồn, tác động sâu sắc về tình cảm nhân văn và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống yên lành cao đẹp.

Thường các lễ hội Việt Nam truyền thống mang đậm đà bản sắc của dân tộc đều được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu âm lịch. Theo các nhà khoa học nhân văn, hai mùa này có nhiều nét đẹp như đại bộ phận người dân nói chung đều có điều kiện thanh nhàn hơn so với các mùa khác, không những ít bận bịu về công việc làm ăn, mà cũng là thời điểm thu nhập nói chung thuận lợi để đầu tư cần thiết.

Mặt khác, hai mùa xuân và mùa thu còn là các mùa mà các dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng cũng chi phối người dân. Tiêu biển các lễ hội này là Tết Nguyên Đán, lễ Rằm tháng bảy, tết trung Thu,… Riêng từng vùng, từng thôn, bản hoặc xã vẫn có các lễ hội truyền thống tiêng còn được lưu giữ đến ngày nay.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (6 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946