Administrator

Tin tức - 05/01/2019 - 463 Lượt xem

Nguồn Gốc Của Tên Gọi Chămpa

Trong nghiêm cứu và điền dã, tiến sỹ Phan lạc Tuyên có viết ở phần 4 vùng người Chăm ở Ninh, Bình Thuận, đề cập đến “tên Chămpa” với mấy giả thiết kể sau.

tên chămpa

1. Tên Chămpa là tên của loài hoa sứ (miền bắc gọi là hoa đại) tiếng khoa học gọi là Michelia Campacca, một loại cây sống rất khoẻ, bẻ cành cắm cũng sống, ít cần nước, mọc rất mạnh trên sườn đồi sỏi cát. Người Chăm thường trồng cây này ở cạnh các đền tháp. Hoa sứ rất thơm, nhất là về đêm và gần sáng. Dân gian chia ra mấy loại bông sứ:

– Cây có hoa đỏ, cây thấp là sứ Thái Lan.

– Cây có hoa trắng, cây to, lá thuôn dài, dầy, xanh sẫm là sứ ấn độ.

– Cây có hoa sứ trắng hơi vàng hoặc hơi hồng, cây to, lá to là sứ ta, tức sứ Việt Nam. Trên các tượng vũ nữ Apsara điêu khắc trên đá tại các tháp Chăm, hoạ tiết hoa sứ thường được biểu hiện rất đẹp và hài hoà. Có thể người Chăm đã dùng hoa này để tượng trưng cho mình.

2. Chămpa là tên của một thành phố Ấn Độ, bên bờ sông Hằng (Gange), một con sông linh thiêng của người Ấn theo Ba La Môn giáo. Thành phố này đã được ghi trên các bản đồ thời cổ và trên các bản đồ cổ sử và khảo cổ thế giới. Rất có thể xưa kia, khi các tăng lữ Bà La Môn từ Ấn Độ sang truyền đạo ở Chămpa đã nhớ đến quê hương nơi xuất phát cuộc đời tăng lữ của mình đã đặt tên.

Cũng có vài tài liệu nghiêm cứu cho biết tên Campacca vốn được người Ấn Độ xưa dùng làm tên gọi một tiểu quốc của mình. Phải chăng người Chămpa ở nước ta vốn là hậu duệ của những người tiểu quốc đó thiên cư sang.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946