Administrator

Tin tức - 08/07/2019 - 412 Lượt xem

Nguồn Gốc Của Ngày Lễ Tết Nguyên Đán Việt Nam

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, ngày này còn có nhiều tên gọi khác nhau như tết ta, tết âm lịch, tết Việt Nam hay chỉ là tết, ngày lễ. Thế nhưng nguồn gốc của ngày lễ tết Nguyên Đán này xuất phát từ đâu, từ lúc nào không phải là ai cũng biết được.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam thì hãy đọc những dòng chia sẻ trong bài viết này của Du lịch Việt, cùng khám phá nguồn gốc của Tết Nguyên Đán đầy ý nghĩa này nhé.

I. Ý Nghĩa Của Ngày lễ Tết Nguyên Đán.

Lễ Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên đán của Việt Nam trước đây thường diễn ra từ ngày 23 tháng chạp, lễ ông Táo cho đến ngày mồng 7 tháng giêng là ngày lễ hạ nêu cũng có vùng là từ chiều ngày 29 hoặc 30 tháng chạp, nếu là năm đủ hoặc năm thiếu về tháng chạp.

tết nguyên đán

Lễ hội này có nhiều nghi lễ không chỉ trong gia đình, mà cả trong lễ hội thờ cúng Thành Hoàng, Thổ Công,…Bắt đầu là lễ giao thừa, tức là thời điểm kết thúc năm cũ, và bắt đầu giờ phút năm mới. Ở giờ phút thiêng liêng này các gia đình là lễ thờ cúng tổ tiên. Hầu như các gia đình do vị chủ nhà ra vườn hái một nhánh lá cây sẵn có trân trọng đặt lên bàn thờ hoặc cắm vào lọ hoa. Người ta gọi là hái lộc đầu năm.

Chủ nhà, sau khi thay mặt gia đình hái lộc mới xông nhà hàn huyên với con cháu trong gia đình đang quây quần để chúc nhau mới đạt nhiều điều tốt đẹp về sức khoẻ, tuổi thọ, cuộc sống no đủ, hạnh phúc,… Cỗ cúng giao thừa hạ xuống và mọi người cùng ăn uống vui vẻ để lấy may phúc trời trong năm mới. Có người sau khi đón giao thừa ở nhà mình còn đi xông đất ở nhà người thân, con cháu mình, hàng xóm, bạn bè,…

II. Nguồn Gốc Của Tết Nguyên Đán.

Xét về ngữ nghĩa thì lễ tế Nguyên đán Việt Nam không phải của Trung Hoa, bởi minh chứng từ viện ngôn ngữ học Hà Nội là tết Nguyên đán của nước ta tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (âm lịch) còn tết Nguyên đán của Trung Quốc tính theo mặt trời (Dương lịch). Vì vậy tết của người Việt gần giống với người Trung Hoa.

Chính vì những ý nghĩa trên có truyền thuyết nói rằng tết Nguyên đán gắn với Việt Nam lại có người nói bắt nguồn từ Trung Quốc. Vậy đâu là nguồn gốc tết Nguyên đán thực sự ?

1. Tết Nguyên Đán Bắt Nguồn Từ Việt Nam.

Đây là ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời bắt đầu từ thời vua Hùng Vương, nó có phạm vi phổ biến rộng rãi trên khắp các lãnh thổ Việt Nam, thậm chí những người Việt đang ở nước ngoài vẫn tổ chức ngày lễ này. Đến đời Lý – Trần – Lê, cha ông ta tổ chức ngày lễ này một cách trang trọng và thiêng liêng.

tết nguyên đán việt nam

Truyền thuyết nước ta từ thời Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến đời vua Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy người Việt đã bắt đầu đón cái tết đầu tiên. Bằng chứng rõ nhất trong sự tích bánh chưng, bánh giầy, trong sáng kiến của con trai thứ 18 là hoàng tử Lang Liêu của đời Hùng Vương thứ 6.

Từ đó, nước ta đã có truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, với những đặc trưng riêng và những sản vật quý giá từ đất trời là lúa gạo tạo ra những chiếc mánh thơm ngon dành cho việc cúng tổ tiên đầu năm.

Thực tế, cho đến nay, chưa có thông tin chính xác cho câu trả lời dân tộc Việt Nam ăn tết từ khi nào. Trong lịch sử Trung Quốc có ghi chép, từ thế kỷ thứ 1 khi Nhâm Diên và Tích Quang, 2 vị quan nước Tàu sang nước ta truyền cho dân ta biết làm ruộng và các phong tục văn hoá khác trong đó có tết cổ truyền. Điều này bị bác bỏ bởi trong ghi chép lịch sử nước ta khi có người Trung Hoa sang xâm chiếm, dân tộc Việt Nam đã có sinh hoạt văn hoá lễ tết trước đó rồi.

2. Nguồn gốc Tế Nguyên Đán Từ Trung Quốc.

Theo lịch sử Trung Quốc thì tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và có sự thay đổi theo từng giai đoạn. Tức mỗi đời sẽ có một thời điểm ăn tết khác nhau.

Đến nhà Đông Chu, Khổng Từ đổi ngày tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đến Nhà Tần (thế kỷ thứ 3,TCN) Tần Thuỷ Hoàng đổi qua tháng Hợi (tháng 10) làm tháng tết. Đến nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) đặt ngày tết vào tháng Dần tức tháng Giêng. Từ đó ngày tết không đổi nữa.

Đông Phương Sóc là người cho rằng ngày tạo dựng thiên địa có thêm giống gà, ngày thứ 2 có chó, ngày 3 có lợn, ngày 4 sinh Dê, ngày thứ 5 sinh Trâu, ngày thứ 6 sinh Ngựa, ngày thứ 7 sinh ra con Người vì thế ngày tết thường được tính từ mùng 1 – hết mùng 7 tháng giêng.

Bởi sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, người Việt và một số dân tộc khác chịu ảnh hưởng nền văn hoá Trung Quốc như: Mông Cổ, Tây Tạng, Triều Tiên,… cũng tổ chức tết âm lịch.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (6 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946