Administrator

Tin tức - 13/02/2019 - 437 Lượt xem

Ngư Trường Và Ngư Dân Trung Bộ

Miền Trung ngày xưa được nhiều người biết đến là vùng đất nông nghiệp, bên cạnh đó là một lãnh hải dài rộng có những ngư trường dồi dào tài nguyên vô tận. Cả một thế giới dưới đại dương có nhiều hải sản quý, vừa cung cấp nguồn lương thực thực phẩm bồi dưỡng vừa dành sẵn tài nguyên công nghiệp, khoa học chưa khai thác hết.

Người dân Trung bộ từ khá xa xưa đã tận lực khai thác nguồn lợi của các ngư trường trên biển cả. Ngư trường phía Bắc trung bộ đã có nhiều kinh nghiệm với nghề biển. Huyền thoại, truyền thuyết xưa đã từng kể về những nỗi gian truân, nhọc nhằn của những người đánh bắt cá trên mặt đại dương.

ngư trường trung bộ

Ngư dân Thanh Hoá được coi là những người có nhiều kinh nghiệm trong nghề biển và đánh bắt xa bờ. Các ngư phủ Thanh Hoá đi rất xa, dần dần vào phương Nam. Chính những người đi rất xa này tìm ra được các đảo hoang dã ngoài trùng khơi, chiếm cứ và định cư khai thác sinh sống, lâu ngày hợp thức hoá chủ quyền của dân tộc trong lãnh hải.

Ngư dân Thanh Hoá rất chịu thương, chịu khó. Nghề câu mực của bà con rất đáng chú ý. Ngày nay, người dân Thanh Há cũng đã vào tận vùng biển Hà Tiên – Phú Quốc để hành nghề câu mực nang, mực thẻ, mực ống, họ cô đơn âm thầm làm việc suốt ngày nắng chang chang, đêm gió rét giữa trùng khơi tăm tối một mình.

Mực câu của ngư dân Thanh Hoá lại vùng tỉnh được đem nhập qua thị trường đảo Cát Bà – Hải Phòng – Đồ Sơn – Hạ Long cung ứng cho nhu cầu ẩm thực thường ngày của du khách.

Suốt hơn 1 ngàn năm qua, người Thanh Hoá đi dần vào phương Nam, đem kinh nghiệm nghề truyền thống khuếch trương dần công việc sản xuất tại các địa phương mới định cư, tiêu biểu. Đó là những người đi chân đất đem nghề làm đá, nghề dệt, nghề gỗ, nghề chạm khắc. Riêng ngư dân mang theo chẳng những kinh nghiệm đánh bắt hải sản mà còn phải với ý chí cần cù và sự gan chịu đựng những thác đố khắc nghiệt của thời tiết trùng dương.

Họ tìm ra chẳng những hải đảo hoang xa mà còn với những ngư trường phong phú nguồn lợi. Dần dần họ trở thành cư dân địa phương, đoạn đầu tại Quảng Nam, sau đó là vùng Nam bộ… Hậu duệ của những người tiền phong khai thác các ngư trường Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và xa hơn nữa là Rạch Giá – Hà Tiên – phú Quốc.

Biển cả còn cung cấp thêm một nguồn lợi vô tận. Nước biển cho muốn. Thêm một nghề mới và cũng lắm nghề phụ xuất hiện. Cá đánh bắt dư thừa dùng để xẻ phơi khô hay làm mắm, nước mắm. Thoạt đầu là nghề phụ, cho tới đầu thế kỷ 20, ngành sản xuất nước mắm ra đời với tổ chức quy mô, khởi đầu tại Phan Thiết, về sau lan rộng ở Phú Quốc, trên các đảo vùng Kiên Giang – Rạch Giá. Ở trung bộ ngày nay, có các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam vào tới Phan Rang – Ninh Thuận, Phan Thiết – Bình Thuận đều sản xuất nước mắm ngày càng phát triển rộng lớn.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946