Nghi quyết của Đảng về trung du, miền núi của đất nước đã nêu lên các thế mạnh về đất rừng, nông nghiệp, gồm cả chăn nuôi và các dịch vụ du lịch sinh thái,..vvv.. trong nền sản xuất ở vùng cao, nhân dân đã có các mô hình thành công qua các thời đại và đạt hiệu quả kinh tế đáng kể vừa góp phần giữ được cân bằng sinh thái. Ở các triền núi các tỉnh như Cao bằng, Lạng Sơn, hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ, Bắc Kạn, Hoà Bình,..vv..
Có nhiều cánh đồng bậc thang, các vườn cây nhiều tầng gồm cây công nghiệp, cây ăn quả,..vv… Nếu tham khảo các mô hình ở nước ta thì theo các nhà sinh thái học Việt Nam “chúng ta chẳng thua kém gì! Ở các nước có tập quán dùng sữa làm thức ăn, do vậy người ta đã tạo ra nhiều vườn cây, đồng cỏ.
Ở nước ta cần thử nghiệm và tin chắc rằng thành công mô hình này để có sữa cho trẻ em và người già yếu… Về kỹ thuật sản xuất ở vùng đất cao thì chúng ta lại không làm được như thế do chúng ta mở mang vùng đất cao chậm và kém hiệu quả hơn.
Một đặc điểm cần lưu ý nữa là hoạt động cảu ngành kinh tế du lịch có tính chất liên ngành sâu sắc nên sự phối hợp giữa các ngành có liên quan và các địa phương phải thật chặt chẽ mới bảo đảm sự phát triển bền vững của bản thân ngành du lịch.
Điều này đã được cán bộ, ngành và các tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn, kể cả làng, bản nhận thức rõ trong những năm gần đây vì đã xảy ra không ít những sự lộn xộn không đáng có do mục tiêu là nhằm đạt được lợi ích một cách quá thiển cận.
Về mặt tổ chức nhà nước, hiện nay có 14 thành phó và tỉnh đã có sở du lịch; còn các tỉnh khác và thành phố khác thì có sở Thương Mại – Du lịch. Các địa phương có các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh. Tính đến cuối năm 2003, đã có một số doanh nghiệp nhà nước về du lịch đã cổ phần hoá như công ty cổ phần Ao Vua của sở du lịch Hà Tây, công ty cổ phần Phú Gia, khách sạn Sài Gòn,…v..
Điều cần thể hiện giữa các doanh nghiệp nói trên là phải có sự liên kết, hợp tác và các uỷ ban nhân dân của các tỉnh, thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp với các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp du lịch.
Tổ chức Du lịch thế giới cũng xác định những nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững như sau:
Những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng những tài nguyên khác cần được bảo tồn đối với mục đích khai thác lâu dài trong tương lai song hiện tại vẫn bảo đảm được lợi nhuận.
Những hoạt động phát triển du lịch phải được quy hoạch và quản lý nhằm không gây ra các vấn đề có ảnh hưởng đối với môi trường và văn hoá – xã hội của khu vực.
Chất lượng của môi trường chung được bảo vệ và cải thiện nếu cần thiết.
Bảo đảm sự hài lòng của du khách ở mức độ cao để tính hấp dẫn và uy tín của điểm du lịch được bảo đảm.
Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch.
Thu nhập từ du lịch được phân bố rộng rãi khắp toàn xã hội.
Đăng bởi: du lịch việt