Administrator

Tin tức - 27/08/2019 - 404 Lượt xem

Nghề Đúc Đồng Truyền Thống Của Việt Nam

Nghề đúc đồng là một trong các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam đã để lại nhiều loại sản phẩm đúc đồng đẹp và được lưu giữ đến ngày nay. Nghề đúc đồng từ khi hình thành trải qua nhiều giai đoạn phát triển đã gặt hái nhiều thành công rực rỡ, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin xoay quanh ngành nghề đặc sắc truyền thống Việt Nam.

nghề đúc đồng

Nghề Đúc Đồng Làm Gì ?

Là một làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời ở Việt nam. Trong kỹ thuật đúc đồng người thợ sử dụng nguyên liệu là những đồng đỏ hoặc đồng hợp kim (pha chì, kẽm, thiếc…) nung chảy sau đó đổ vào khuôn để tạo nên những sản phẩm theo yêu cầu người dùng, khách hàng…

Nguồn Gốc Nghề Đúc Đồng Tại Việt Nam.

Kỹ thuật đúc đồng xuất hiện từ thời Phùng Nguyên (hậu kỳ đồ đá, cách đây tầm 4000 năm), cách đây tầm 3000 năm, các công cụ đồ trang sức, kể cả vũ khí bằng đồng thau, đúc đồng phát triển rực rỡ dưới thời Đông Sơn (thời vua Hùng dựng nước) lúc đó đúc đồng đều đã có trên nhiều vùng của đất nước và dần dần nhiều sản phẩm bằng đồng được ra đời thể hiện tính sáng tạo trong sản xuất phục vụ các nhu cầu trong kinh tế, xã hội và quân sự.

Sự phát triển của nghề đúc đồng.

Đúc đồng tại nước ta từ khi hình thành đã phát triển qua các thời lý – Trần, đến Lê, Nguyễn, với thành quả là tạo nên những sản phẩm đa dạng phong phú. Những người thợ đúc đồng từ thời nhà Lý – Trần có sự sáng tạo không chỉ sử dụng kim loại đồng như thời Đông Sơn mà có thêm cả vàng, bạc, để đúc tượng phật, chuông, để có âm thanh có thể ngân vang xa hơn.

Ngày nay, đúc đồng vẫn luôn được coi trọng, nhiều đồ dùng sinh hoạt vẫn được dùng bằng đồng, nhiều địa danh rải rác ở các tỉnh, các miền của đất nước không những được người dân trong nước biết đến, mà còn được bạn bè trên thế giới quan tâm như Đại Bái, Cầu Nôm ở Bắc Ninh, Ngũ Xá ở Hà Nội, Phước Kiều ở Quảng Nam, phước Đúc ở Huế…

Những sản phẩm nổi tiếng gồm có: chuông chùa Trùng Quang ở Bắc Ninh, tượng đồng đen ở đền Quán Thánh, tượng phật Di Lặc ở chùa Ngũ Xá – tp Hà Nội, vạc đồng ở Đại Nội, khánh và chuông ở chùa Thiên Mỵ, Cửu Đỉnh ở cố đô Huế.

nghề đúc đồng 1

Để đúc một sản phẩm đồng hoàn chỉnh phải trải qua các khâu sau: tạo mẫu, tạo khuôn, nấu chảy nguyên liệu rót khuôn, hoàn thiện sản phẩm

Một số yêu cầu sản phẩm đồng làm ra: Một sản phẩm đạt đúng chuẩn phải mượt mà, sang chuốt không gờ, không trộn lẫn với đồng sóng, đồng cháy. Phải đồng sắc, đồng khí mới được đưa ra thị trường. Trong các sản phẩm khó đúc nhất là các loại đồng có hình dáng mỏng, mảnh mai, tượng phật, tượng đồng thể hiện cảm súc, thần thái, chuông khi đánh tiếng phải trong trẻo, ngân vang…

Một số làng nghề đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam.

Trải qua hàng ngàn năm lưu truyền, nghề đúc đồng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có một số làng nghề vẫn tồn tại và nổi tiếng đến ngay nay như: làng nghề Đại Bái, gò đúc đồng đại Bái tại Bắc Ninh, đúc đồng Đền Cầu (Bắc Ninh), Đông Mai tại văn lâm tỉnh Hưng Yên, đúc đồng Huế, đúc lư hương Tân Hoà đông và dát đồng Tam Khí Hoà Hưng tại tp hồ CHí Minh, các làng nghề ở tỉnh Hải Phong, Hải Dương… Khi có dịp đi tour du lịch, đến các huyện thành trên du khách có thể tìm hiểu về ngành nghề đặc sắc này.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946