Administrator

Tin tức - 02/11/2019 - 402 Lượt xem

Nét Văn Hoá Đặc Sắc Người Phù Lá Tại Sapa

Người Phù Lá còn có tên gọi khác là Xá phó, Mú Dí Pạ, Pu Dang, là một dân tộc thiểu số có nét văn hoá đặc trưng, đang sinh sống tại miền núi Tây Bắc của Việt Nam.

Dân số người Phù Lá ở nước ta, theo thống kê vào năm 2009, dân số người Phù Lá chỉ khoảng 11.000 người, họ sinh sống chủ yếu ở 23 tỉnh và thành phố, nhưng nhiều nhất là tại Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, điện biên và thủ đô Hà Nội. Khi du lịch Sapa, du khách sẽ thấy người Xá Phó sống tập trung tại các bản làng thuộc xã Nậm Sài, về phía cực nam huyện Sapa. Nơi này hẻo lánh, ở a đường ô tô nên đi lại khó khăn, tình hình tương quan các nơi với chốn này xem ra có ít nhiều trắc trở.

người phù lá

Một số người Phù Lá dùng tiếng quan hoả. Một số người khác trong đó có người Phù Lá sinh sống tại Sapa vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ thuộc hệ ngôn ngữ Miến – Tạng.

Người Xá Phó có lễ cơm mới và hội hoa chuối. Lễ này được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 hàng năm tại nhà trưởng bản và tại gia đình. Trong lễ, người Xá Phó dựng cây chuối có cắm các loài hoa, có cả hoa và trái chuối, rồi múa cầu mùa, dâng cúng cơm mới cùng các đặc sản địa phương như khoai sọ, chim… Trong các động tác múa, người Phù Lá diễn tả cách thức gặt và săn bắn.

Người Phù Lá chuyên canh tác trên các ruộng nương và thường làm đổi công cho nhau vào các vụ mùa trong tỉnh đoàn kết tương thân, tương trợ. Họ ở nhà sàn, bên cạnh cất lán nhỏ để cất giữ thóc. Rất giỏi về việc trồng bông, dệt vải, đan lát các đồ mây tre, họ cũng chăm chỉ chăn nuôi gia cầm, gia súc.

Các làng Phù Lá ở Sapa tuy nghèo nhưng người người vẫn rộng lòng cởi mở. Các cô gái luôn hồn nhiên vui tính, rủ nhau cùng tung tăng nhảy múa vào mỗi lúc có khách tới viếng thăm. Đây là điều cần biết cho du khách nào thích lãng du, dã ngoại, cần tìm hiểu nhiều chuyện mới lạ ở nơi núi rừng thượng du Bắc Bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946