Administrator

Tin tức - 04/01/2019 - 446 Lượt xem

Lịch Sử Trung Bộ Việt Nam

Vùng đất trung bộ ngày nay lịch sử Trung bộ từ thế kỷ thế 2 sau công nguyên, khoảng đèo ngang (ranh giới Hà Tĩnh – Quảng Bình) trở vào tới địa phận Bà Rịa bây giờ có nhiều cư dân sống quây quần với nhau thành từng bộ lạc, trú ngụ rời rạc ở phía Bắc Trung bộ thuộc vùng Quảng Bình, những bộ lạc mạnh kết hợp nhau lập thành nước Lâm Ấp, tiền thân của các vương quốc Chăm về sau.

Sử cũ ghi lại rằng: nước ta lúc bấy giờ là đất Giao Châu, thời bắc thuộc. Đất Giao Châu là vùng lãnh thổ rộng về phía Bắc giáp Đông Ngô và Tây Thục bao gồm Phiên Ngung và Hợp Phố, tức là vùng Quảng Đông, Hồng Kông đảo Hải Nam, Quảng Tây và một phần tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Ngày nay. Về phía Nam có 2 quận Cửu Chân và Nhật Nam.

lịch sử trung bộ

Hình ảnh: lịch sử trung bộ.

Đất Giao Châu lúc bấy giờ thì có quan lại nhũng nhiễu, ngoài thì có người nước Lâm Ấp vào đánh phá. Nước Lâm Ấp (sau gọi làm Chiêm Thành) ở từ quận Nhật Nam vào cho đến Chân Lạp, nghĩa là ở vào quãng từ tỉnh Quảng Bình , Quảng Trị cho đến Nam Việt (Nam Bộ) bấy giờ. Người Lâm Ấp có lẽ là nói giống Mã Lai, theo tôn giáo và chính trị Ấn Độ. Nước ấy cũng là một nước văn minh và cường thịnh ở phía Nam lúc bấy giờ, nhưng không chắc rõ nước ấy khởi đầu thành quốc gia từ lúc nào.

Sách “khâm định Việt Sử” chép rằng: năm Nhâm Dần (102) đời vua Hoàng Đế nhà Đông Hán, ở phía Nam quận Nhật Nam có huyện Tượng Lâm. Người huyện ấy cứ sang cướp phá ở quận Nhật Nam, bởi vậy vua nhà Hán mới đặt quan cai trị ở huyện ấy để phòng giữ  rối loạn.

Đến cuối đời nhà Hán có người huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên giết huyện lệnh, rồi tự xưng làm vua, gọi nước là Lâm Ấp. Dòng dõi khu Liên Thất truyền, bởi vậy cháu ngoại là Phạm Hùng lên nối nghiệp. Trong đời Tam Quốc, người Lâm Ấp hay sang cướp phá ở quận Nhật Nam và quận Cửu Chân, khi nhà Tấn đã lấy được Đông Ngô rồi, ý muốn giảm bớt quân ở các châu quận, nhưng quan thứ sử Giao Châu là Đào Hoàng dân sớ về tâu rằng: “vua nước Lâm Ấp là Phạm Hùng thông với nước Phù Nam hay sang quấy nhiễu ở đất Nhật Nam, nếu lại giảm bớt quân ở Giao Châu đi thì sợ quân Lâm Ấp lại sang đánh phá”.

Xem như vậy thì nước Lâm Ấp đã có từ đầu thế kỷ thứ 2. Phạm Hùng truyền cho con là Phạm Dật. Phạm Dất mất thì người gia nô là Phạm Văn cướp mất ngôi. Sau khi lên ngôi, Phạm Văn Minh chinh phục các bộ lạc man di, liên tục cướp phá giao Châu. Năm 347, Phạm Văn Cử binh đánh Nhật Nam, giết Thái Thú Hạ Hầu Lãm cùng hàng nghìn người, chiếm Nhật Nam. Phạm Vă báo cho thứ sử Giao Châu là Châu Phồn và đòi lấy phía Bắc Hoành Sơn làm biên giới.

Luỹ cũ Hoành Sơn ở phía bắc huyện Bình Chính, từ trên núi Ba Hy chạy ngang  suốt đến biển. Tương truyền luỹ này do Phạm Văn, vua Lâm Ấp đắp để làm đường phân giới Giao Châu và lâm Ấp. Năm 347, trong một trận giao tranh với quân Giao Châu ở Quảng Châu, Phạm Văn bị thương rồi chết. Con là Phạm Phật lên kế vị (349 – 380).

Năm Quý Sửu (353) đời vua Mục Đế nhà Đông Tấn, thứ sử Giao Châu là Nguyễn Phu đánh vua Lâm Ấp là Phạm Phật, phá được hơn 50 đồn luỹ. Phạm Phật mất, truyền ngôi lại cho Phạm Hồ Đạt. Năm Kỷ Hợi (399). Phạm Hồ Đạt đem quân sang đánh lấy hai quận Nhật Nam và Cửu Chân rồi lại cho đánh Giao Châu. Bấy giờ có quan Thái Thú quận Giao Chỉ là Đỗ Viện đánh đuổi người Lâm Ấp, lấy lại hai quận.  Đỗ Viện được phong làm Giao Châu thứ sử.

Năm Quý Sửu (413), Phạm Hồ Đạt lại đem quân sang phá ở quận Cửu Chân, lúc bấy giờ con Đỗ Viện là Đỗ Tuệ Độ, làm thứ sử Giao Châu đem binh ra đuổi đánh, chém được tướng Lâm Ấp là bọn Phạm Kiện và bắt được hơn 100 người.

Người Lâm Ấp vẫn có tính hay đi cướp phá, cứ năm ba năm lại sang quấy nhiễu ở đất Nhật Nam. Đỗ Tuệ Độ định sang đánh Lâm Ấp để trừ đi cái hại về sau, đến năm Canh Thân (420) cất binh mã sang đánh chém giết tàn sát rồi bắt người Lâm Ấp cứ hàng năm cống hiến: voi, vàng, bạc, đồi mồi,.v..v… từ đó mới được tạm yên.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946