Administrator

Tin tức - 04/01/2019 - 527 Lượt xem

Lịch Sử Phát Triển Quốc Gia ChămPa Tại Miền Trung

Nếu nhìn một cách tổng quan xuyên suốt quá trình lịch sử hình thành của Champa đến khi kết thúc thì quốc gia gia này khá phức tạp, nguyên nhân chủ yếu là sự xâm chiếm cùng suy yếu sự bắt nguồn từ kinh tế.

Lúc bấy giờ Giao Châu phụ thuộc về Nam triều do nhà tống trị. Vào năm Quý Dậu (433) đời vua Tống Văn Đế, vua nước Lâm Ấp Phạm Dương Mại thấy nước Tàu loạn lạc, liền sai sứ sang cống nhà Tống và xin lĩnh đất Giao Châu để cai trị. Nhưng nhà vua Tống không cho. Từ đó, quân nước Lâm Ấp luôn sang cướp phá ở mạn Nhật Nam và Cửu Chân. Vua nhà Tống sai quan thứ sử là Đàn Hoà chi và Tông Xác là phó tướng đem quân sang đánh Lâm Ấp. Phạm Dương Mại đem quân ra chống cự, quân Lâm Ấp tan vỡ. Phạm Dương Mại cùng con chạy thoát. Đàn Hoà Chi vào đất Lâm Ấp lấy được nhiều vàng bạc châu báu.

champa

Sử chép rằng Đàn Hoà Chi lấy được 1 pho tượng bằng vàng đến mấy người ôm không xuể, đem nấu đúc được hơn 10 vạn cân. Từ đấy, nhà Tống biết nước Lâm Ấp có nhiều châu báu. Về văn hoá Champa vào đời Phạm Phật, ranh giới phía Bắc nước Lâm Ấp là bến nước On Công (ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay). Các nhà nghiêm cứu cho rằng Phạm Hồ Đạt chính là Bhadravarman, vị vua Champa đầu tiên được ghi trên các văn bia bằng chữ Phạn ở Quảng Nam và Phú Yên, có niên đại tương đương đã nói tới. Nhưng niên đại các bia ký của Bhadravarman lại sớm hơn thời điểm trị vì của Phạm Hồ Đạt cả mấy chục năm (niên đại của bia ký là 400 năm). Vì thế có học giả nghĩ chính Phạm Phật là Bhadravarman chớ không phải làm Phạm Hồ Đạt.

Theo các bia ký cổ Champa, Bhadravarman là người sáng lập ra thánh đường đầu tiên thờ thần Siva Bhadresvara ở Mỹ Sơn. Hai thế kỷ rưỡi sau, thánh đường bằng gỗ này bị tiêu huỷ trong một trận hoả hoạn. Theo các nhà nghiêm cứu, nước Lâm Ấp đã hợp thành các tiểu vương quốc khác nhau. Sử sách Trung Quốc gọi nước Lâm Ấp là quốc gia của Phạm Hồ Đạt, chứng tỏ Phạm Hồ Đạt là một vị vua hùng mạnh vào lúc bấy giờ (năm 413). Phạm Hồ Đạt bỏ xác tại chiến trường khi giao tranh với quân Trung Quốc gọi là Giao Long Vương. Một người con khác của Phạm Hồ Đạt tên là Đa Năng Phố cũng bị bắt.

Về vua Phạm Dương Mại, cuốn văn hoá cổ Champa đã hé ra ánh sáng. Mãi tới năm 420, các sử liệu Trung Quốc mới nói tới tên vị vua mới của Lâm Ấp là Phạm Dương Mại.  Chỉ tới vị vua này, các nhà khoa học mới xác định được gốc tích cái tên Dương Mại từ tiếng Champa cổ: Dương Mại – Xan Mah (vị lãnh chúa vàng hay vua vàng). Sách thuỷ kinh Chú dẫn sách Lâm Ấp Ký viết về vị ua này như sau: “khi mẹ Dương Mại có thai, nằm mộng thấy người trải vàng trên chiếu, đứa bé sinh ra trên ấy, ánh sáng chói lọi”.

champa 1

Năm 421, con trai Dương Mại lên ngôi,cũng vẫn lấy tên là Dương mại (Phạm Dương Mại II). Mặc dầu nhiều lần sai sứ sang cống nhà Tống, Phạm Dương Mại II vẫn liên tục xua quân cướp phá các quận huyện Giao Châu. Năm 431, quân Lâm Ấp với hơn 100 chiến thuyền tới cướp quân Cửu Đức. Năm 433, Phạm Dương Mại II liên tục cướp phá Giao Châu, tạo cơ hội cho Đàn Hoà Chi dẫn quân Tống tiến đánh vào thành Khu Túc, lấy được tượng vàng cùng nhiều châu báu.

Giai đoạn tiếp theo đó, được sách văn hoá cổ Champa mô tả. Người nối ngôi Dương Mại là con trai (hoặc cháu nội) tên là Phạm Phần Thành, khi Phạm Phần Thành mất thì trong nước Lâm Ấp có loạn. Convua Phù Nam Đồ Gia Bạt Ma (Jayavarman) là Cưu Thù La có tội chạy sang Lâm Ấp và cướp ngôi xưa là Phạm Dương Căn Thuần (484 – 492). Đến năm 492, cháu Phạm Dương Mại là Phạm Chư Nông đánh đuổi Phạm Dương Căn Thuần, lấy lại đất nước.

Sau Phạm Chư Nông, tên các vua chúa Lâm Ấp đều được các nhà khoa học tìm ra sự tương đương với các tên bằng chữ Phạn ngữ ghi trong các bia ký cổ Champa. Khi Lý Bôn khởi nghĩa và lập ra nước Vạn Xuân ở Giao Châu vào năm 541, thì ở Lâm Ấp, vua Luật Đà La Bạc Ma (Rudravarman I), vị vua đầu tiên của vương triều thứ tư trị vì.

Vào năm 543, vua Rudravarman đánh cướp quận Nhật Nam, bị tướng nhà Lý là Phạm Tu đánh bại ở quận Cửu Đức, bị tướng nhà Lý là Phạm Tu đánh bại ở quận Cửu Đức. Từ sau chiến bại này, vua Lâm Ấp không cống nạp Trung Quốc nữa.

champa 2

Năm 653, cháu ngoại Rudravarman lên ngôi vua. Do tình hình trong nước yên ổn và trị vì lâu, vua Vikrantavarman xây dựng được nhiều đền tháp và tượng ở Mỹ Sơn cùng nhiều nơi khác trong vùng tỉnh Quảng Nam ngày nay. Sau đó vào năm 685, có một vị vua kế tiếp, vẫn giữ tên tiến phong là Vikrantavarman (II).

Từ năm 749, không có tư liệu lịch sử nào nói về Champa. Đến năm 758, sử liệu Trung Quốc lại bắt đầu ghi chép về đất nước này, nhưng không gọi đến tên Lâm Ấp mà nói tới một quốc gia có tên là Hoàn Vương.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946