Administrator

Tin tức - 16/08/2019 - 404 Lượt xem

Lễ Hội Người Chăm – Cộng Đồng Người Chăm Tại Tp Hồ Chí Minh

Người Chăm ở tp Hồ Chí Minh chủ yếu đều theo đạo Hồi, nên lễ hội người Chăm đều theo tục lệ của tôn giáo này. Hàng năm người Chăm có các lễ hội sau đây:

– Lễ sinh nhật thiên sứ Muhamed vào ngày 12 tháng 3 theo lịch người Hồi.

– Lễ Ramadan từ ngày mồng 1 đến 30 tháng 9 theo lịch người Hồi, là lễ tháng nhịn ăn.

– Lễ bố thí vào ngày mồng 1 tháng 10 theo lịch người Hồ. Về lễ hội người Chăm có một tục lệ là họ cố gắng thực hiện lễ hành hương về thánh địa Mecca vào ngày mồng 10 tháng 12 theo lịch người Hồi hàng năm tuỳ khả năng của mình nhằm theo đúng tín điều của kinh Côran.

lễ hội người chăm

Mặc dù sống giữa chốn đô thị phồng hoa nhưng người Chăm vẫn giữ được nếp sống văn hoá và tôn giáo đặc trưng của dân tộc.

Không phải những người Chăm đặc trưng tập trung hàng trăm hộ dân như ở khu vực thượng nguồn sông Hậu vùng An Giang, người Chăm theo đạo Islam sống ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh khá nhiều có đến ngàn người.

Người chăm sinh sống thu mình giữa chốn phồng hoa, trong thế giới riêng dưới những toà thánh đường cao uy nghiêm lộng lẫy hình củ tỏi, kiến trúc độc lạ.

Cộng đồng người Chăm Hồ Chí Minh có xu thế sinh sống thành cụm nhỏ. Ngoài sự đoàn kết, họ có thói quen đi lễ, tham gia lễ hội người Chăm, giữ nghiêm giới luật, và đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm ở bất cứ khu vực nào.

Một trong những khu vực có nhiều người Chăm tại Tp Hồ Chí Minh là chung cư mini trên đường Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh. Khu vực này có hàng chục hộ dân người Chăm sinh sống hoà thuận. Cộng đồng dân tộc Chăm đã đầu tư xây hẳn một thánh đường, thường ngày có nhiều nam giới người Chăm đến để làm lễ.

Khách với người Chăm tại quận Bình Thạnh, một thánh đường khác đẹp và thu hút người Chăm là thánh đường Nancy ở trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Đây là thánh đường được xây dựng từ năm 1950 bởi người Chăm từ miền tây lên thành phố sinh sống và một số người Hồi ở nước ngoài.

thánh đường nancy

Gần đó là thánh đường Chợ Lớn trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, trông vẻ bề ngoài đơn sơ nhưng trong lại rất nguy nga, tráng lệ, kiến trúc đặc trưng người Chăm. Thánh đường chợ Lớn xây dựng vào năm 1930 do người Chăm tại An Giang góp vốn xây nên.

Theo nguồn thống kê, tại tp Hồ Chí Minh có trên 10 thánh đường người dân tộc Chăm nằm rải rác các quận Bình Thạnh, Phú Nhuân, quận 5, quận 8… Hầu hết được xây cách đây tầm 50 năm. Phần lớn người dân tộc Chăm đều từ An Giang lên phố an cư. Họ luôn sinh sống hoà bình, sống hoà đồng với người dân thành phố và luôn giữ được nét đặc trưng, riêng biệt của dân tộc Chăm. Họ tích cực tham gia mọi hoạt động lễ hội người Chăm và thường xuyên đi lễ nhà thờ.

Người Chăm có nhiều công trình kiến trúc độc đáo tại tp Hồ Chí Minh, khi có dịp du lịch Hồ Chí Minh du khách có thể khám phá những thắng cảnh đẹp này.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946