Lễ hội Lồng Tồng còn có tên gọi là lễ xuống Đồng là lễ hội quan trọng của người dân tộc Tày, Nùng lưu truyền từ đời này sang đời khác, tại Cao Bằng và một số tỉnh thành khác ở miền núi Tây Bắc. Lễ hội được tổ chức từ đầu năm mới từ ngày 1 đến ngày 30 tháng giêng âm lịch, để mở mùa giao trồng mới, mỗi một địa phương có một cách tổ chứ riêng.
Vị trưởng bản mở dầu lễ hội bằng việc đọc một bài tế các thần linh, sau đó một vị lão nông tiến hành một số luống cày ở ruộng một cách tượng trưng. Đến khi vào hội, múa lân, ném còn giao duyên, đánh đu, cờ tướng và các điệu hát: hát sli của người Nùng, điệu lượn của người Tày thường được diễn ra bên suối, trên cánh rừng, trong các nẻo bản…
lễ hội Lồng Tồng tại xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, được tổ chức vào ngày Dậu, sau mùng 3 tết thường niên. Là một dịp để bà con trong vùng cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cũng là dịp để những người con xa quê hương hội tụ.
Tại xã Lý Quốc có 13 xóm, hầu hết đều tổ chức lễ hội Lồng Tồng nhưng lại có các tổ chức riêng biệt. Bản Bang trên và Bang Dưới có nét khác nhau. Trước khi ra ruộng làng tổ chức lễ hội, gần 100 hộ dân của hai xóm cùng ra miếu Thổ Công để dâng lễ thành Hoàng, thể hiện lòng biết ơn và sự hiếu kính của người đã giúp cai quản ruộng đồng, gia súc, mang lại cuộc sống ấm no cho bà con.
Sau khi tổ chức lễ hội Lồng Tồng tại miếu Thổ Công, người dân bản mang lễ ra cánh đồng dưới chân núi Phja Rấn, có nghĩa núi thần, núi này được bà con bao đời nay luôn tin tưởng là khi làm lễ Lồng Tồng tại đây thần linh sẽ mang lại may mắn cho người dân
Theo các bậc trưởng lão, lễ hội Lồng Tồng Cao Bằng không biết có từ khi nào và đây là ngày lễ quan trọng của bà con. Dù có bận rộn đến đâu thì cũng đến tham dự ngày hội và người dân tin tửng là ngày lễ sẽ mang lại ấm no hạnh phúc cho xóm làng.
Khi bạn có dịp du lịch Cao Bằng hoà mình vào lễ hội Lồng Tồng sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian đặc sắc như cờ tướng, kéo co, tung còn. Các trò chơi này không phân biệt tuổi tác, du khách sẽ được chung vui cùng với người dân tộc trong một không khí ấm cúng và đây cũng là dịp để người dân tộc có thể giao lưu, gắn kết tình cảm với nhau, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc.