Vừa qua ngày 29/4/2019, tại Quảng Trường biển Bảo Ninh, tp Đồng Hới, Quảng Bình, tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận lễ hội Cầu Ngư trở thành di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Là một hoạt động văn hoá dân gian lớn của Quảng Bình đồng thời lễ hội Cầu Ngư thu hút đông đảo khách du lịch Quảng Bình đến thăm quan tìm hiểu về lễ hội đặc sắc này.
Thường lệ lễ cầu Ngư Quảng Bình được tổ chức tại đình làng, nơi thờ hai cha con người đánh cá và cá ông Voi đã cưu dân làng khỏi bị đắm thuyền trong một trận bão. Về nghi thức lễ, có tục rước cốt cá Ông voi từ làng về đình, cùng tiết mục diễn hò khoan và chèo cạn, múa bông và tiếp theo là ngày hội xuống biển có nghi thức thả thuyền giấy, cá giấy xuống biển, làm lễ cầu khấn đạt một mùa đánh bắt tốt, bội thu cho ngư dân.
Ở lang Thái Dương Hạ, huyện Phú vang, thừa Thiên Huế, lễ hội Cầu Ngư được tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao cảu vị thành hoàng của làng – Trương Quý Công, người gốc miền Bắc đã từng dạy dân làng nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.
Cứ ba năm một lần, làng Thái Dương hạ tổ chức đại lễ linh đình, trong cuộc lễ có diễn tả những đông tác về hoạt động của nghề biển, trong đó có trò bủa lưới được tổ chức rất công phu có tính chất lễ nghi trân trọng.
Là một ngày hội ý nghĩa, bộ văn hoá, thể thao và du lịch đã ra quyết định công nhận lễ hội Cầu Ngư của người dân vùng biển ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Lệ Thuỷ, thị xã Ba Đồng, tp Đồng Hới là di sản văn hoá phi vật thể của đất nước.
Với sự phát triển của thời đại, tỉnh Quảng Bình đã đổi mới cách tổ chức lễ cầu ngư hàng năm, hướng đến một sản phẩm văn hoá du lịch Quảng Bình rất riêng biệt. Ngày hội Cầu Ngư, đua thuyền truyền thống trên sông Nhật lệ được tổ chức ngày 30/4 và 1/5.