Nghề dệt lụa là một nghề lâu đời ở Việt Nam với những mặt hàng nổi tiếng. Đến thế kỷ XV khi nền ngoại thương Việt Nam đã có mối quan hệ với một số nước ở Châu Á, châu Âu thì tơ lụa của Việt nam đã được thương gia nước ngoài tìm mua.
Về tơ lụa có các loại như sau: tơ mức dùng để hồ làm sợi dọc, tơ mốt sợi to hơn dùng để dệt tuýt xo, loại sợi xấu nhất để dệt nái, đũi, loại sợi mảnh nhất là tơ mành dùng để dệt sơi ngang nhằm tạo loại lụa mịn.
Công nghệ dệt lụa phức tạp hơn công nghệ dệt vải. Tơ lụa truyền thống Việt Nam xứng đáng tôn vinh là sứ giả ngoại giao, khi chạm vào bạn sẽ thấy sự mượt mà, bền đẹp, thân thiện môi trường nên được nhiều khách du lịch Việt đến từ nước phương tây và phương đông yêu thích. Dưới đây là một số làng nghề dệt truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam.
1. Tơ lụa Vạn Phúc.
Là làng tơ lụa có từ lâu đời, chuyên sản xuất tơ lụa nổi tiếng nhất nước ta. Thời xưa những sản phẩm tơ lụa nơi đây khi làm ra sẽ cống nộp cho triều đình để làm trang phục cho hoàng tộc, quan lại.
Hiện tơ lụa Vạn Phúc có thể sản xuất 2 triệu m/năm và trên 150 cửa hàng được bán ở nhiều nơi. Nhiều du khách thích tơ lụa nơi này vì sự mềm mại, những hoa văn trang trí phong phú đẹp mắt. Hiện là làng nghề truyền thống đang được cơ quan chức năng tạo điều kiện giữ gìn và phát triển.
2. Tơ lụa Duy Xuyên.
Là ngành nghề truyền thống của Quảng Nam, có lịch sử trên 300 năm do người Chăm Pa tại khu vực ươm tơ, dệt lụa. Sản phẩm tơ lụa nơi đây làm ra mềm mượt hơn nơi khác cũng do người Chăm Pa nuôi trồng do có kỹ thuật riêng.
Hiện là làng nghề giữ được nét văn hoá đặc trưng người Chăm Pa và thường xuyên đón du khách đến thăm quan, tìm hiểu về công đoạn làm nên những tấm lụa đẹp.
3. Tơ lụa Tân Châu.
Là làng nghề cổ tại An Giang, tơ lụa nơi này nổi tiếng với sự mềm mại, óng ả, dai, bền, hút ẩm cao, khâu nhộm màu bằng trái mặc nưa. Để làm nên một tấm vải Tân Châu mất nhiều công sức nên giá cả lụa cũng cao hơn.
Hiện tại, lụa Tân Châu đã có những sản phẩm cải tiến hơn, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều bước tiến triển và tiếp thu những thành quả đạt được của ngành lụa các nơi khác nên đã đáp ứng được nhu cầu thị trường.
4.Tơ lụa Nha Xá.
Là làng tơ lụa tại Hà Nam, lụa nơi này nổi tiếng bởi sự mịn, đẹp chỉ xếp thứ 2 sau Vạn phúc. Người dân nơi đây bắt đầu nuôi tằm lại tơ lụa vào thế kỷ 18 và được nhiều lái buôn ở Sài Gòn – Chợ Lớn đến làng Nha Xá để đặt hàng. Sự thịnh vượng của làng vào năm 1920 làng đã dệt ra nhiều thành phẩm và xuất khẩu thị trường nước ngoài.
Trải qua nhiều năm biến động của lịch sử, làng tơ lụa Nha Xá vẫn giữ được ngành nghề đặc trưng và mở rộng quy mô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như mua thêm máy móc hỗ trợ nên công xuất lao động cao hơn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động.
5. Tơ lụa Mã Châu
Làng nghề nổi tiếng từ thế kỷ 16, lúc bấy giờ sản phẩm tơ lụa Mã Châu được nhiều tầng lớp quý tộc ưa thích. Hiện làng có trên 300 hộ gia đình vẫn gắn bó với nghề của tổ tiên.
Năm 1960, Mã Châu được biết đến với hơn 4000 khung cửi dệt ngày đêm. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, ngày nghề này giảm dần, số người chuyển sang công việc khác. Trong 15 năm gần đây Mã Châu khôi phục hơn 2000 khung cửi và liên kết với một số cơ sở tơ lụa khác và giữ vững nghề truyền thống này.