Điêu Khắc đá là một nghề đã tồn tại từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại, công việc của người nghệ nhân là biến những tảng đá vô tri trở thành một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Những công trình kiến trúc xây dựng từ đá có mặt trong nhiều nền văn hoá, từ đền thờ đến lâu đài, di tích cổ…
Tại Việt Nam, nghề điêu khắc đá cũng có mặt từ khá sớm, nổi tiếng nhât là làng nghề mỹ nghệ Non Nước dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nẵng.
Trải qua 400 năm tồn tại, sản phẩm mỹ nghệ Non Nước được nhiều khách hàng yêu thích đã có chổ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và dần vươn xa tầm thế giới, trở thành niệm tự hào của người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Làng nghề Điêu Khắc Đá truyền thống.
Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước hình thành từ giữa thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII do nghệ nhân tên là Huỳnh Bá Quát quê ở tỉnh Thanh Hoá khởi xướng, khi đi du lịch Đà Nẵng, thăm quan làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước du khách sẽ thấy nhà thơ “Thạch Nghệ tổ sư”, vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch là ngày giổ tổ của làng mỹ nghệ Non Nước.
Trước đó, ở khu vực người dân biết đến nghề làm đá không nhiều, sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ đời sống thiết yếu chứ không phải với mục đích kinh doanh. Đến đầu thế kỷ 19, khi triều đình Nguyễn cho xây dựng cung điện, lăng tẩm, nghề đá có điều kiện phát triển, uy tín của làng nghề cũng nâng cao, một số người thợ giỏi được vua sắc phong làm hàm cửu phẩm, lúc này nhiều thợ điêu khắc đá đã được mời đi làm nghề nhiều nơi.
Trước đây, nguyên liệu đá của làng nghề được khai thác tại chổ, lấy đá cẩm thạch của núi Ngũ Hành Sơn là chủ yếu, đá này có nhiều màu sắc, hoa văn đẹp như màu đỏ, đen, trắng, kết cấu mịn, mềm dể điêu khắc. Tuy vậy, do nguồn đá dần cạn, đến năm 1990, chính quyền địa phương đã không cho phép khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn nữa, thợ làng nghề phải nhập đá từ nơi khác về để làm.
Sản Phẩm Điêu Khắc Đá Non Nước.
Bằng loại đá có nhiều vân ngũ sắc, các nghệ nhân đã chạm khắc thành các sản phẩm mỹ thuật, đồ thờ, đồ trang sức đẹp bằng ba công đoạn chính là phác thảo, chạm hình nét và đánh bóng tạo màu rất công phu. Những năm trước đây các sản phẩm làm ra đều là những con rồng, con phượng trưng bày trong các cung điện hoàng cung cố đô Huế, hoặc những tấm bia, những tượng voi,… trong các đền chùa.
Đến nay, những tác phẩm mỹ nghệ của Non Nước ngày càng đa dạng hơn như tượng phật, tượng thánh, tượng người,m tượng muôn thú, nhẫn, vòng với nhiều màu sắc chạm trổ tinh xảo.
Du khách đến Đà Nẵng, du lịch Hội An, Lăng Cô, Bạch Mã… thường mua những sản phẩm mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch Ngũ Hành Sơn để làm quà lưu niệm.
Hiện làng nghề mỹ nghệ Non Nước có tầm 500 cơ sở sản xuất, tập trung chủ yếu tại chân danh thắng Ngũ Hành Sơn với hơn 4000 người lao động. Tại đây có nhiều nghệ nhân nổi tiếng có tay nghề cao, có gia đình 7, 8 thế hệ theo nghề điêu khắc đá. Nhiều du khách quốc tế thăm quan đã cảm thấy thích thú với những sản phẩm mà nghệ nhân nơi đây làm ra.
Ngoài những sản phẩm được làm sẵn, quý khách muốn mua sản phẩm trọng lượng lớn, kích cỡ to thì có thể liên hệ đặt trước, các cơ sở nơi đây sẽ cho nghệ nhân làm ra và gửi đến tận nơi cho khách hàng. Hiện có nhiều khách nước ngoài đến từ các quốc gia: Hồng Kông, Đài Loan, Úc, Pháp, Mỹ, Hà Lan,…yêu thích sản phẩm điêu khắc từ làng nghề Non Nước dưới chân Ngũ Hành Sơn, có những hợp đồng trị giá hàng trăm ngàn USD được các thương nhân đặt nơi này.
Những tác phẩm điêu khác tại làng mỹ nghệ nong nước là thành quả lao động kỳ công của những bàn tay người thợ tài hoa, cần cù. Từng mũi khoan, nét đục đẽo, thể hiện tình yêu với những tảng đá vô tri, những người thợ đã thổi hồn vào những tảng đá khiến chúng biến thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, cuốn hút du khách.
Trải qua bao thế hệ gắn bó với ngành nghề, các nghệ nhân Ngũ Hành Sơn đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc để đời. Nghệ nhân Non Nước vẫn giữ vững truyền thống tốt đẹp và dần mở rộng làng nghề đến thị trường quốc tế, mang lại vinh danh cho làng nghề Việt Nam.