Administrator

Cẩm nang du lịch, Tin tức - 27/05/2019 - 440 Lượt xem

Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Yên Tử, Quảng Ninh

Chùa Yên Tử là một trong những ngôi chùa nổi tiếng thu hút du khách du lịch nhất tại Việt Nam. Nằm trên núi Yên Tử, khi xưa phật hoàng Trần Nhân Tông nhường ngôi và lên núi Yên Tử tu hành, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm yên Tử và là trung tâm phật giáo nước ta.

chùa yên tử 0

Ngày nay, chùa yên Tử là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, cuốn hút du khách. Yên Tử hiện có 11 ngôi chùa, trên 100 ngọn tháp, khoảng 100 pho tượng, bia đá, chuông và một số đồ thờ được lưu giữ ở thị xã Uông Bí.

Quần thể di tích này đặc sắc nhất là lăng Quy Đức và ở tháp Huệ Quang. Trong tháp Huệ Quang có tượng đá và xá lị Trần Nhân Tông. Còn Quanh lăng thì có tường xây bằng gạch và lợp ngói mũi hài kép thời nhà Trần.

Bia Phật và tượng An Kỳ Sinh thiên tạo và chùa Đồng đều ở trên đỉnh cao 1.068m. Đường lên chùa có trên 70 cây tùng 700 tuổi. Thác Ngự Đội, nền am Hoa, am Dược, am Thiền Định,.vv.. là những di tích gắn với những huyền thoại về vua Trần Nhân Tông.

Đầu năm 2002, trên đoạn đường dốc 600m từ chùa Giải Oan lên chùa Hoa Yên ở lưng chừng núi đã được xây dựng hệ thống cáp treo nên du khách có thể lên xuống thuận tiện.

chùa yên tử 1

Du khách trong chuyến du lịch sinh thái sẽ tận mắt ngắm cảnh kỳ thú gồm những áng mây la đà rong ruổi, nhìn quanh mình là rừng trúc, cỏ lạ, hoa thơm, bãi đá cổ trên đỉnh núi nhô từ biển, mà nay là một vùng rừng cây sú vẹt cùng vỏ hà trong kẽ đá.

Chùa Yên Tử trên núi Yên Tử, thuộc ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh là một ngôi chùa linh thiêng, mọi người truyền tai nhau nếu ai đi chùa Yên Tử 3 năm liên tục sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và du khách đã chọn đi bộ lên núi thay vì đi cáp treo, để thể hiện lòng thành kính. Phần lớn du khách đến chùa Yên Tử vào dịp lễ hội Xuân, vào ngày 10 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Bạn là người thích yên tĩnh, thanh tịnh, có thể đến chùa Yên Tử vào những dịp khác trong năm.

Đường Lên Chùa Yên Tử.

cáp treo núi yên tử

Hiện Nhiều du khách ở thủ đô Hà Nội đã chọn núi Yên Tử là địa điểm thăm quan, du lịch tâm linh hấp dẫn. Để đi đến đây, bạn có thể dùng ô tô từ Hà Nội vượt quãng đường 125km, đến tp Uông Bí rẽ vào đường Yên Tử, tiếp tục 9km rẽ trái và có thể lên núi Yên tử theo hai cách.

– Đi bằng cáp treo hiện đại với quãng đường trên 1,2km, ở độ cao 450m gần chùa Hoa Yên.

– Đi bộ quãng đường 6km, bạn có thể bước lên hàng bậc thang đã được sắp xếp sẵn ngay ngắn, men theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới những tán rừng trúc, rừng thông, tại quãng đường này, bạn có thể nghỉ thoả mái ngắm cảnh và dừng chân khi mệt.

Thăm Quan Những Gì Tại Chùa Yên Tử – Núi Yên Tử.

Trước những hành trình du khách thường có những câu hỏi là lên chùa Yên Tử tại Núi Yên Tử sẽ thăm quan những gì ? địa điểm dừng chân khu vực Núi Yên Tử, địa điểm ăn uống tại núi yên Tử,… Dưới đây sẽ là câu trả lời cho những khúc mắc trên.

Đia điểm thăm quan.

núi yên tử

1. Chùa Trình/đền Trình: là điểm nên ghé vào trước khi lên Yên Tử của du khách.
2. Suối Giải Oan, chùa Giải Oan.

Khi đến đây, bạn sẽ thấy một cây cầu dài 10m, được thiết kế không quá cầu kỳ, nhưng vẫn hiện lên vẻ cổ kính. Đây là cây cầu được vua Trần Nhân Tông cho xây để minh oan cho những cung tầng, mỹ nữ đã chết vì ông. Vì yêu vua, họ đã lên núi xin vua trở lại triều nhưng không được và đã đắm mình xuống suối tự vẫn.

Trước chùa Giải Oan là nhiều khóm hoa loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh là 6 ngọn tháp, lớn nhất là mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang. Chùa còn được người dân gọi là chùa Hạ, là một trong 3 chùa chính trên núi Yên Tử: chùa Trung (chùa Hoa Yên), chùa Thượng (chùa Đồng).

3. Chùa Hoa Yên: còn có tên khác là chùa Cả, chùa Phù Vân. chùa toạ lạc ở độ cao 543m, trên trồng nhiều cây tùng cổ xưa từ khi vua Trần Nhân Tông tu hành, nơi đây mang một vẻ đẹp hoang sơ độc lạ.

chùa yên tử 4

4. Chùa Một Mái: khi vãn cảnh chùa, du khách sẽ thấy kiến trúc chùa gồm 3 gian để thờ gồm, bàn thờ tổ, bàn thờ Tam Bảo và bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Nơi đây gắn liền với huyền thoại về “dòng sữa và đụn gạo”

5. Chùa Bảo Sái: Nơi đây vua Trần Nhân Tông quy tiên.

6. Chùa Vân Tiêu: chính là nơi mà những vị tăng sỹ tu luyện.

7. Chùa Đồng.
Được xây dựng từ thời nhà Hậu Lê với tên gọi là Thiên Trúc Tự, chùa ở độ cao 1.068m, đã trãi qua nhiều lần trùng tu. Đây là ngôi chùa được đúc bằng đồng nguyên chất có chiều dài 4,6m, rộng 3,6m cao 3,35m trọng lượng 70 tấn. Tại chùa có một đài sen thờ đức phật thích ca Mâu Ni và 3 vị tổ thiền phái Trúc Lâm.

8. Thiền Viện Trúc Lâm yên Tử.

chùa yên tử

Được xây dựng để làm nơi tu học của các nhà sư. Nơi đây giống như một trường đại học, không phải là nơi thờ cúng và thường xuyên đón du khách đến thăm quan, nghỉ ngơi.

9. Tháo huệ Quang.

Là nơi lưu giữ những vật phẩm quan trọng của chùa, xá lị của vua Trân Nhân Tông cũng được cất ở đây, phần còn lại của ông được thờ ở đền Trần tại Nam Định.
10. An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Đây chính là bức tượng của vị tu sỹ hoá đá và bức tượng phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

Địa Điểm Nghỉ Ngơi Khi Du Lịch Núi Yên Tử.

Trong hành trình thăm quan, vãn cảnh chùa Yên Tử, bạn có thể nghỉ chân tại chùa Hoa Yên. Nơi đây có dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, du khách có thể dừng chân, nạp năng lượng cho hành trình. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nếu đi đông, bạn có thể đặt mâm. Tại đây bạn có thể thưởng thức món ăn đặc sản măng trúc Yên Tử. Vừa được ngoạn cảnh, vừa thưởng thức món ăn ngon thì quả là điều tuyệt vời.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (2 bình chọn)
Thẻ:, ,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946