Administrator

Tin tức - 06/10/2019 - 342 Lượt xem

Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hương Tự Túc Mới Nhất

Chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tp Hà Nội. Chùa Hương linh thiên và cảnh đẹp thuộc top đầu miền Bắc. Nhiều du khách đến chùa để thắp nhang, cầu an, thưởng ngoạn cảnh đẹp và đồng thời thưởng thức những món ăn ngon đặc sản nơi đây. Trong bài viết này Du Lịch Việt sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm du lịch Chùa Hương tự túc tiết kiệm trọn vẹn nhất.

I. Giới Thiệu Tổng Quan Về Chùa Hương.

Là một danh thắng đẹp nổi tiếng tại Bắc Bộ, chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thủ đô Hà Nội tầm 70km. Cảnh quan cảnh một vùng tuyệt vời. Đi chơi chùa Hương Hà Nội là mong ước lớn của mọi người trong nước, còn là sự hứng thú tìm viếng cảu du khách nước ngoài khi được nghe biết.

Cứ mỗi độ xuân về là người ta nghĩ đến chùa Hương như là sự ước mong, đợi chờ. Chùa Hương từ xa xưa đã đi vào lòng mọi người Việt, thấm sâu vào thi ca, nhạc điệu, hội hoạ, nhiếp ảnh nghệ thuật.

Một vùng non nước bao la

Rằng đây Lạc quốc hay là Đào Nguyên;

Hương Sơn là chốn non tiên.

Bồng lai mà thấy ở miền nhân gian.

Không giống bất kỳ chùa nào, thật ra là một tập hợp của nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp từ hình trạng thiên nhiên với thành quả năng lực nhân tạo, chiếm khoảng không gian rộng lớn bao gồm cả núi đồi, hang động, suối khe và rừng cây trên dãy núi đá vôi của triền núi Hoà Bình.

II. Thời Điểm Du Lịch Chùa Hương Lý Tưởng.

 

chùa hương 3

Trước hết nói về thời tiết khu vực này được bao phủ bởi nhiều rừng cây nên mát mẻ quanh năm, vì thế bạn có thể đi đến đây bất kỳ lúc nào. Nếu du khách muốn hoà mình vào những lễ hội chùa Hương đặc sắc cũng như nét văn hoá địa phương có thể đến vào dịp sau tết tầm tháng giêng hoặc tháng 2 âm lịch.

Nếu bạn muốn đi vãn cảnh đẹp thì tránh đi lúc lễ hội vì lúc này dòng người tấp nập kéo đến bon chen, giá cả leo thang. Thời điểm tốt nhất bạn đến để ngắm cảnh là vào khoảng cuối mùa hè, đầu thu, thời điểm này hoa súng nở khắp nơi, cánh đồng cỏ lau bạt ngàn rộng mênh mông, bạn có thể thoả sức chục hình, chia sẻ với bạn bè.

III. Hướng Dẫn Đi Đến Chùa Hương.

Có hai ngã đến chùa Hương chủ yếu là đường bộ và đường thuỷ.

1. Nếu đi đường bộ, du khách qua quận Hà Đông tới Vân Đình, đến Bến Đục. Tại đây du khách có thể chuyển sang đi thuyền trên dòng suối Yến Vĩ chừng 3km, đến đường bộ dẫn vào chùa. Ai không muốn ngồi thuyền thì có đường bộ xuyên qua cánh rừng Mơ.

Phương tiện di chuyển bằng xe máy:
+Du khách tại trung tâm tp Hà Nội đi đường Nguyễn Trãi hướng quận Hà Đông, tiếp đến ngã Ba La rẽ trái hướng Vân Đình. Đến Tế Tiêu hỏi thăm đường đi chùa Hương
+ Theo quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), chỉ dành cho ô tô. Đi xe máy theo đoạn QL 1A cũ hướng đến huyện Thanh Trì.

– Đi Xe Bus: là phương tiện công cộng tiết kiệm nhất, du khách tại trung tâm thủ đô có thể đón tuyến xe bus số 211 hoặc 78, 75 để đi đến chùa Hương.

2. Hành trình bằng đường thuỷ: Xuất phát từ Phủ Lý vào Đục Khê, một chuyến đi vừa nhàn nhã vừa lý thú và được thoải mái tâm hồn. Trước đây, đa số khách nhàn du thường theo con đường này. Du khách tới tp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam vào khoảng cuối chiều, nằm đò đi dọc theo sông Đáy chưa tròn một đêm thì tới bến Đục (Đục Khê), còn đường bộ từ Hà Nội đến Bến Đục dài tới 60km.

IV. Cách Di Chuyển Khi Thăm Quan Chùa Hương.

chùa hương 1

Thông thường khách hàng khi đến chùa sẽ lựa chọn các đi đò và cáp treo.

Để đi đò, du khách sẽ mất tầm 1 giờ khi di chuyển qua suối Yến đến chùa và chi phí là 60k – 90k đồng/người. Tiếp đó là mua vé đi cáp treo để lên động Hương Tích và khứ hồi có giá 90k đồng/lượt và 140k đồng/vé khứ hồi.

Theo kinh nghiệm chúng tôi, khi bạn đến chùa vào dịp lễ hội sẽ có nhiều cò đò bám theo chào mời bạn vị trí cách khá xa chùa, du khách tuyệt đối không đi vì sẽ bị chặt chém hãy di chuyển qua cổng hội mà mua vé trực tiếp tại suối yên hoặc nhà đồ ở đó. Hãy chú ý con nhỏ khi ngồi đò, không cho chúng nghịch ngợm.

V. Địa Điểm Du lịch Chùa Hương.

chùa hương 2

Thông thường du khách sẽ đến chùa vào dịp lễ hội lớn. Hội chùa Hương thường bắt đầu từ sau Tết Nguyên Đán, kéo dài tới giữa tháng 3 âm lịch. Trong mùa trẩy hội, người người ngược xuôi nườm nượp. Gặp nhau trên đường vào chùa ai nấy đều chào nhau bằng câu niệm “A Di Đà Phật”.

Hiện lễ hội chùa Hương có những tuyến thăm quan sau:

+ Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
+ Tuyến Hương Tích (tuyến chính): Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn- Chùa Giải Oan- Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng
+ Tuyến Tuyết Sơn: chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
+ Tuyến Long Vân: chùa Long Vân- Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

Giá vé vào cổng thăm quan các điểm du lịch là 50k, nếu đi dịp lễ nên mua sớm để tránh bị chặt chém.

Để đi thăm quan trọn vẹn những địa điểm trên, bạn có thể xem bảng đồ khu du lịch chùa Hương sau:

bảng đồ chùa hương

Bảng đồ hướng dẫn đường đi đến chùa Hương Sơn.

đường đi đến chùa hương

Cảnh quan cả vùng hài hoà, có núi cao, rừng thẳm, suối dài và cả một vùng đồng bằng ruộng lúa xanh tươi, có lúc ngả màu vàng chín rực rỡ. Nếu chuyến du hành xếp gọn trong một ngày thì du khách đến thăm hang động đẹp nổi tiếng bật nhất là Hương Tích. Vào thế kỷ 17, chúa Trịnh Sâm vãn cảnh động, đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (động đẹp nhất trời nam).

Động này đã được tìm thấy cách nay hơn 2000 năm. bên trong động là cả một thế giới kỳ ảo. Chính giữa động có pho tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là nhũ đá tạo thành những hình cây vàng, cây bạc, né tằm, nong kén, núi cô, núi cậu. Và còn cả một toà cửu long, hình rồng nhũ đá long lanh ánh biếc đang châu đầu xuống trần thế.

Bố cục động chùa trong quần thể thắng cảnh Hương Sơn khác hẳn mọi nơi khác. Ở đây bao gồm 3 cụm hang động, đi theo tuyến đường khác nhau. Bến Đục là nơi xuất phát. Ở đây là khởi đầu không gian rộng lớn của thắng cảnh được gọi là “bầu trời, cảnh bát”.

VI. Du Lịch Chùa Hương Ăn Gì? Mua Gì Làm Quà ?.

Khi đi thăm quan, hành hương, vãn cảnh đến bữa ăn được thưởng thức những món hấp dẫn, mọi du khách đều mong muốn. Tại đây bạn có thể ăn những món đặc biệt như thịt thú rừng như bò, ngựa, dê, những món này được bán ở các hàng quán gần chùa Hương với giá cả phải chăng. Tuy nhiên bạn nên xem trước menu trước khi gọi món.

Lúc ra về du khách có thể mua một ít mơ rừng, đồ mỹ nghệ…cho người thân yêu. Tuy nhiên bạn cần xem trước nguồn gốc xuất sứ và hỏi kỹ giá cả trước khi quyết định mua.

Là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng miền Bắc, chùa Hương đang được nhiều du khách du lịch Hà Nội yêu thích, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước lịch trình để chuyến đi trọn ven. Bài viết này là những dòng chia sẻ trong kinh nghiệm du lịch chùa Hương được đúc kết được của chúng tôi mong sẽ giúp ích cho hành trình các bạn. Chúc các bạn có một chuyến du lịch vui vẻ!

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946