Administrator

Tin tức - 25/02/2019 - 678 Lượt xem

Kiến Trúc Đặc Sắc Ngọ Môn Kinh Thành Huế

Ngọ Môn Huế là cổng chính phía Nam của Hoàng Thành được xem là bộ mặt của kinh thành vương triều phong kiến. Hình ảnh Ngọ Môn gắn liền với đất cố đô Huế, với kiến trúc đặc sắc có gía trị lịch sử và có ý nghĩa quan trọng trong nền văn hoá nước ta.

ngọ môn huế

Cùng với cầu Trường Tiền, tháp chùa Thiên Mụ, Kỳ Đài, Ngọ Môn là hình ảnh tượng trưng của thành phố Huế và quẩn thể di tích cố đô Huế.

Ngọ Môn được xây dựng vào năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng. Ngọ Môn có chiều dài 57,95m, rộng 27,5m, cao 14,8m, gồm 2 phần:

1. Phần đền đài là đá ghép gạch vồ có cửa ra vào, dốc thoai thoải tạo chân vững chắc. Cửa chính của Ngọn Môn dành cho vua đi, cửa này cao 4,2m, rộng 3,7m. Tả Hữu Giáp môn dành cho các quan văn võ. Tả Hữu Dịch môn dành cho lính tráng, voi ngựa theo đoàn.

2. Phần trên có lầu Ngũ Phụng cao 2 tầng bằng gỗ sơn son thếp vàng, tổng cộng lầu có 100 cột lớn nhỏ chèo chống. Trên mái lầu có kết cấu con lượn, nhìn xa như cánh phụng nên được gọi là Ngũ Phụng.

Trên lầu Ngũ Phụng nhà vua thường ngự trong các dịp lễ. Đây còn là nơi hành lễ xướng danh các sỹ tử trúng tuyển trong các khoa thi hội, thi đình, trước khi danh sách đem yết ở Phu Văn Lâu.

Suốt thời Nguyễn, chỉ khi nào vua ra khỏi Hoàng Thành hoặc tiếp các sứ thần thì Ngọ Môn mới được mở.

Ngọ Môn được giới chuyên gia đánh giá là công tình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền quê núi Ngự, sông Hương. Mặc dù đã trải qua gần 200 năm, đất nước bị sự tàn phá của nhiều cuộc chiến tranh, bão tố, nhưng Ngọ Môn vẫn đứng vững theo thời gian nhờ vào kỹ thuật xây dựng khéo léo, và kiến trúc thành thạo.

Có điều kiện du khách hãy du lịch Huế một chuyến để có thể tận mắt trông thấy được công trình kiến trúc độc đáo này và tìm hiểu về lịch sử dân tộc, Ngọ Môn Huế ngày xưa thường diễn ra những buổi lễ đề bạt quan trọng như Ban Sóc (ban lịch mới), truyền lô (tuyên bố tên tiến sỹ, tân khoa). Vào ngày 25 tháng 8 năm 1945, tại cửa Ngọ Môn Huế, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, vua Bảo Đại đã đọc tuyên ngôn thoái vị, trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam.

Người thiết kế xây dựng kiến trúc Ngọ Môn Huế phải là bậc uyên thâm dịch học, vì mọi thứ đều có con số khớp với Hà Đồ Lạc Thư, như cửa có 5 lối đi, lầu Ngũ phụng có 9 mái, cột có 100 cây, năm lối đi tượng trưng cho ngũ hành, 9 mái là trong Cửu Trù của Kinh dịch hoặc quẻ càn là ứng với mạng thiên tử. 100 cây cột là số cộng của Hà Đồ Lạc Thư về số chẵn và số lẻ.

Nhìn xa, Ngọ Môn Huế như một toà lâu đài nguy nga, tráng lệ, đồ sộ và nằm tại một vị trí thích hợp trong quần thể đền đài cung điện, xứng đáng là biểu tượng chốn kinh đô và liệt vào hàng công trình kiến trúc đặc sắc nhất của triều đại phong kiến nói riêng và Việt Nam nói chung.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946