Chùa Trăm Gian còn có tên gọi là chùa Tiên Lữ là một ngôi chùa cổ toạ lạc tại thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ. Chùa được xem là di sản kiến trúc phật giáo lớn của Việt Nam.
Chùa được xây dựng vào thời vua Lý Cao Tông, có đủ trăm gian. Tam quan 8 mái. Còn nhiều di vật quý. Gác chuông 2 tầng, 8 mái dựng năm 1693. khánh đồng đúc năm 1749, chiều ngang 1,42m. Là một ngôi cổ tự với nhiều di tích nổi tiếng tại Hà Tây và được nhà nước công nhận là di tích quốc gia.
I. Lịch Sử Hình Thành Chùa Trăm Gian.
Theo sử sách ghi chép, chùa được xây dựng vào năm Trịnh Phù thứ 10, đời vua Lý Cao Tông. Sự hình thành của chùa gắn liền với truyền thuyết ly kỳ về vị cao tăng Nguyễn Lữ, quê tại Bối Khê, Thanh Oai, được người đời suy tôn là đức Thánh Bối.
Xưa kia vào thời nhà Trần có một phụ nữ tại làng Bối Khê, trong một lần nằm mơ bà thấy đức Phật, sau đó sanh hạ đứa con trai kháu khỉnh. Khi cậu bé lên 6 thì cha mẹ qua đời, cậu phải chăn trâu để nuôi bản thân. Tuy tuổi nhỏ nhưng cậu bé rất có sự mến mộ phật pháp, khi 9 tuổi cậu vào tu tại chùa Đại Bi trong làng. 6 năm sau, cậu bé đi chu du khắp nơi, khi đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ thì cậu dừng chân ở lại tu hành.
Sau thời gian 10 năm theo vị trưởng lão học đạo, cậu bé đã trở nên tinh thông phật pháp, có nhiều phép thuật. Vua nghe tiếng tăm cậu liền sắc phong là Hoà Thượng, đặt hiệu là Đức Minh và mời về tu ở chùa trong kinh đô. Thời gian hoà thượng Đức Minh xin về làng và dựng nên ngôi chùa mới.
Lúc hoà thượng được 95 tuổi thì ngài ngồi vào một khám gỗ để tu luyện. Trước đó, có căn dặn đệ tử sau 100 ngày mới mở ra, nếu thấy mùi thơm thì làm tượng thờ, còn không thì đổ xuống sông Cái. Sau 100 ngày thì các đệ tử mở cửa khám, kim quang hoà thượng Đức Minh thơm nức một vùng. Theo lời dặn của Hoà Thượng đệ tử ông đã cùng nhau xây tháp thờ phụng và dân làng sau đã tôn ông làm đức Thánh Bối.
II. Kiến Trúc Chùa Trăm Gian.
Là một công trình kiến trúc độc đáo, hiếm có. Sau nhiều lần trùng tu qua các thời đại thì chùa có tổng cộng 104 gian và được chia làm 3 cụm chính.
Cụm 1: Khi bước từ ngoài vào gồm 4 trụ cột cao và 2 quán ở 2 bên, lúc trước thường là nơi đánh cờ người trong ngày hội. Gần đó là Giá Ngự có hướng về phía hồ sen, nơi đây được đặt kiệu thánh trong ngày lễ hội.
Cụm 2: bao gồm toà gác chuông được xây vào năm 1693, đây là một trong những loại chuông quý hiếm còn lại đến ngày nay, chuông với những nét hoa văn chạm khắc độc đáo, nghệ thuật điêu luyện.
Gác này cao 2 tầng, với 8 mái, có hình chạm rồng xen với mây lửa. Chuông nà được đúc năm 1974 chiều cao 1,1m, đường kính 0,6m, bên trong có khắc bài minh của Phan Huy Ích. Khi du khách đứng từ xa nhìn vào thì trông toà gác chuông như một bông sen mang vẻ đẹp thanh tao, thoát tục. Khi bạn leo lên 25 bậc đá xanh hình rồng mây sẽ đến sân trên, tại đó có đặt 1 sập đá hình chữ nhật được chạm trỗ hoa văn tinh xảo.
Cụm 3: Là chùa chính bao gồm nhà bái đường, toà thiêu hương, thượng điện cạnh đó là 2 dãy hành lang, nhà tổ và lầu trống. Tại chùa chính là 3 gian thờ: phật, thánh, Quan Âm, gia đình của đô đốc Đặng Tiến Đông. Hiện trong chùa Trăm Gian có đặt tầm 153 pho tượng chủ yếu bằng gỗ, và một số làm bằng đất nung phủ sơn. Trong đó bức tượng đáng được du khách chiêm ngưỡng là tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, là vị tướng của vua Quang Trung, là người có công trùng tu ngôi chùa và tượng đức Thánh Bối có cốt đan bằng mây, bên ngoài bọc vải sơn, đặt trong khám gỗ, bên cạnh đó là nhiều bức tượng la hán, quan âm… cũng là một trong những tuyệt tác có giá trị văn hoá cao.
III. Lễ hội chùa Trăm Gian
Là một ngày hội đặc sắc tại chùa Trăm Giam để tưởng nhớ đến đứ Thánh Bối. Lễ hội có sự thu hút sự tham gia của nhiều người dân địa phương và khách du lịch Hà Nội với những hoạt động như rước kiệu Thánh, trình rối cạn, cỗ chay, đánh cờ người, đấu vật…
Tại đại đám rước kiệu thánh luôn diễn ra sôi nổi gồm rước án, rước giá cỗ (bánh chưng bánh giầy), rước mâm ngũ, rước giá văn bản, bát nhang. Kiệu thánh gồm có 18 người khiêng, 4 người khiêng giá rước. với những bộ đồ của đám rước khá độc đáo, nhiều màu sắc.
Ngày diễn ra lễ hội chùa Trăm Gian, trò đánh cờ người diễn ra trên sàn giữa hồ bán nguyệt đã thu hút nhiều người tham gia nhất. Trong trò chơi cờ người này tướng tham gia phải là người thôn Thượng và Nội và có tuổi từ 50 trở lên, tướng diện mạo đẹp, tướng nam phải là các cụ ông chức sắc, tướng nữ phải là vợ của các quan viên trở lên, gia đình bề thế. Quân cờ là những trai gái làng chưa gia đình dáng người thanh tú.
Là một ngày hội đặc sắc của địa phương, có dịp đến Hà Nội, ghé chùa Trăm gian du khách có thể trải nghiệm.